Nên đi tu nghiệp sinh hay chọn du học Nhật để thành công?

Trần Văn Long (Ninh Giang – Hải Dương): Kính chào quý công ty! Em đang phân vân giữa 2 lựa chọn du học Nhật Bản 2017 hoặc đi xuất khẩu lao động trở thành tu nghiệp sinh. Không biết nên chọn con đường nào sẽ tốt và có tiền đồ hơn. Rất mong các anh/ chị tư vấn giúp em ạ!

Tư vấn du học ThangLong OSC: Chào Long, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi!

Chúng tôi tin thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh đang có định hướng đến Nhật Bản để trau dồi kiến thức và tích lũy kinh tế. Không ít người đang phân vân giữa hai hình thức du học Nhật Bản và thực tập sinh kỹ năng (hay tu nghiệp sinh) và không biết rằng nên chọn thế nào là tốt nhất cho bản thân mình. ThangLong OSC sẽ phân tích rõ các ưu, nhược điểm của cả 2 hình thức trên để bạn tham khảo và có được quyết định cuối cùn chính xác nhất nhé!

Về hình thức tu nghiệp sinh Nhật Bản

Đây chính là một cách gọi khác của hình thức xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tu nghiệp thường kéo dài khoảng 3 năm và người tham gia sẽ được làm việc trong các xưởng sản xuất hoặc các doanh nghiệp của Nhật Bản. Mục đích chính khi lựa chọn hình thức này chủ yếu là kiếm tiền chứ không phải trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên ngành,…

Ưu điểm: tu nghiệp sinh Nhật Bản thường không yêu cầu sinh viên phải thành thạo tiếng Nhật. Bạn chỉ cần một vốn liếng nho nhỏ đủ để hội thoại, giao tiếp. Quan trọng là  sinh viên  cần chấp hành nghiêm túc các quy tắc và không được bỏ trốn khi đang lao động ở Nhật.

Nhược điểm của hình thức này là sau khi về nước, sinh viên sẽ không có bất kỳ bằng cấp hay trình độ tiếng Nhật. Cơ hội ở lại hay quay trở lại Nhật Bản hầu như không có và gặp rất nhiều rủi ro khi chuyển sang làm hồ sơ du học do thông tin đã được lưu trên cục xuất nhập cảnh. Do đó, các công ty dịch vụ rất khó đảm bảo tính nhất quán của hồ sơ và điều kiện để trở lại đất nước Nhật Bản dù bằng bất cứ con đường nào.

Về hình thức du học Nhật Bản

Mục đích chính của hình thức này là học tiếng Nhật, học đại học, cao đẳng, học nghề tại Nhật đồng thời vẫn có thể làm thêm để tự trang trải chi phí sinh hoạt và tích lũy kinh tế. Bởi mục đích chính là du học nên visa sinh viên được cấp trong trường hợp này là visa du học. Thường sinh viên sẽ phải gia hạn visa theo từng năm hoặc 2 năm (tùy trường hợp). Lộ trình thông thường, các sinh viên sẽ sang Nhật học 1,5 năm – 2 năm tại các trường Nhật ngữ, sau đó thi lên một trường đại học hoặc liên thông lên cao đẳng, hay trường nghề nào đó và học tiếp. Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể về nước hoặc xin việc và đi làm tại Nhật.

tu-nghiep-sinh-hay-du-hoc-nhat-ban

Ưu điểm lớn của hình thức du học Nhật Bản là ngoài vốn ngoại ngữ, sinh viên còn nhận được bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm sống, đi làm thêm tại Nhật và cơ hội đi làm lương cao tại Nhật. Có được bằng cấp tại Nhật, sinh viên sẽ có cơ hội thăng tiến khi quay về Việt Nam.

Xét về lâu dài, du học Nhật Bản vừa học vừa làm là con đường mà bạn nên đầu tư bởi nó sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời và kiến thức quý giá cho bạn. Mặc dù có thể khá vất vả vì bạn vừa học vừa làm để dành tiền sinh hoạt phí hay tiền học, tuy nhiên thành quả mà bạn thu được không hề nhỏ chút nào. Và bạn nên hiểu rằng, sự đầu vào tri thức không bao giờ là “lỗ”. Nếu tu nghiệp sinh là sự đầu tư ngắn hạn thì đi du học Nhật Bản là sự đầu tư dài hạn thông minh. Với vốn liếng tiếng Nhật bạn có được và cả trình độ chuyên môn mà bạn đã học được tại Nhật, bạn hoàn toàn có cơ hội ở lại Nhật làm việc. Hoặc nếu muốn trở về quê hương cống hiến, bạn vẫn có nhiều thuận lợi hơn.

Đây là góc nhìn chủ quan của ThangLong OSC, tuy nhiên đều là dựa trên những đúc rút qua nhiều năm làm nghề của chúng tôi. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong vấn đề chọn lựa đầu tư vào hình thức đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công!

 

 

 

 

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.