Việt Nam thí điểm phổ cập Hàn ngữ cấp trung học năm 2016

Văn hóa Hàn Quốc ngày càng phổ biến trên thế giới và hình ảnh một quốc gia phát triển, năng động với nền giáo dục thuộc top đầu luôn khiến Hàn Quốc trở thành giấc mơ du học của nhiều bạn trẻ Việt Nam.Trước sự xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện của mối quan hệ Việt – Hàn, và trong thời đại toàn cầu hóa, việc biết, sử dụng thành thạo ngôn ngữ Hàn bỗng trở nên quan trọng, cần thiết.Theo thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, từ năm 2016 sẽ thí điểm chương trình phổ cập tiếng Hàn cấp trung học tại Việt Nam.Đây được coi là giải pháp nhằm đáp ứng cho nhu cầu “khát” nhân lực biết tiếng Hàn đồng thời cũng là cơ hội cho những bạn trẻ du học Hàn Quốc tìm công việc tốt khi trở về nước.

Phổ cập Hàn ngữ cấp trung học tại Việt Nam có thực sự cần thiết?

Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã phát triển rất nhanh và rất toàn diện. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI cho đến hiện nay, bất chấp sự khủng hoảng kinh tế mối quan hệ này vẫn tiếp tục phát triển nhảy vọt cả chiều rộng lẫn chiều sâu và đã vươn tới tầm “đối tác chiến lược”.

Chỉ tính riêng về mặt kinh tế, Hàn Quốc đã là một trong những quốc gia đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, có khoảng hơn 2.000 công ty Hàn Quốc đang hoạt động và sử dụng khoảng 4.00.000 lao động Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, bất động sản, sản xuất ô tô, dịch vụ khách sạn, nhà hàng,… Xuất khẩu lao động Hàn Quốcdu học Hàn Quốc đang trở thành xu hướng với số lượng người lao động lựa chọn chỉ đứng sau Đài Loan và Nhật Bản.

Ngoài hợp tác kinh tế, hai nước tăng cường trao đổi văn hóa và tích cực thực hiện thỏa thuận hợp tác văn hóa và các thỏa thuận khác về hợp tác nghệ thuật, thể thao, du lịch. Trong những năm gần đây nhiều hoạt động quảng bá, giao lưu và giới thiệu văn hóa giữa hai bên được đẩy mạnh như tổ chức ngày văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam, hội chợ thương mại, liên hoan phim và nhiều hoạt động xúc tiến du lịch khác của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Những điều kiện trên chính là lý giải khách quan cho việc sự phát triển mạnh mẽ của hệ ngôn ngữ Hàn Quốc tại Việt Nam.

Trong hai thập kỷ qua do nhu cầu, việc dạy tiếng Hàn Quốc đã được thực hiện khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dưới hai hình thức: tiếng Hàn trong các trường Đại học cho các sinh viên ngành Hàn Quốc học và tiếng Hàn phổ cập cho xã hội trong các Trung tâm dạy ngoại ngữ ban đêm.

Với tiếng Hàn đào tạo chính quy tại một số trường Đại học có ngành Hàn Quốc học thì tuy đã tương đối đảm bảo được chất lượng đào tạo nhưng do số lượng sinh viên không nhiều (do đầu vào Đại học hạn chế và quy mô ngành Hàn Quốc học nhỏ), thời gian đào tạo lâu (4 năm) nên chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn lực nói tiếng Hàn phục vụ kịp tốc độ và quy mô hợp tác đầu tư kinh tế, văn hóa xã hội của hai quốc gia.

Ngoài các trường đại học, tiếng Hàn còn được đào tạo ở một số trung tâm ngoại ngữ ban đêm. Tuy nhiên việc giảng dạy ở các Trung tâm tư nhân này không đảm bảo chất lượng đào tạo vì đây là các cơ sở thuần túy kinh doanh.

Với mục đích tăng cường khả năng ngoại ngữ cho học sinh phổ thông đồng thời xây dựng nền tảng để có thể phát triển tiếng Hàn thành ngoại ngữ 1 trong thời gian phù hợp, chương trình thí điểm phổ cập tiếng Hàn Quốc cấp trung học ra đời.

viet-nam-thi-diem-pho-cap-han-ngu-cap-trung-hoc-nam-2016

Chương trình phổ cập tiếng Hàn cấp trung học tại Việt Nam tiến hành như thế nào?

Theo thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, từ năm 2016 sẽ thí điểm đưa Hàn ngữ vào dạy như ngoại ngữ thứ 2 tại hai trường THCS ở Hà Nội và hai trường THCS ở TP HCM.

Mỗi lớp thí điểm trong 2 năm học liên tiếp để sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi thành môn học ngoại ngữ 1. Tùy theo nhu cầu và điều kiện, thời lượng dạy thí điểm tiếng Hàn Quốc, ngoại ngữ 2 được bố trí khoảng 3 tiết/tuần.

Từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục sẽ chọn một trường THPT ở Hà Nội và một trường THPT ở TP HCM, mỗi trường tổ chức một lớp dạy thí điểm tiếng Hàn Quốc ở lớp 10.

Kết thúc thời gian thí điểm ở mỗi lớp, mỗi giai đoạn có tổng kết, đánh giá kết quả để chuẩn bị triển khai dạy thí điểm tiếng Hàn Quốc có chất lượng ở các lớp và giai đoạn tiếp theo. Sau 2 vòng thí điểm, nếu trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn Quốc.

“Bộ Giáo dục thấy việc phát triển tiếng Hàn Quốc là cần thiết để cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, du học sinh, lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Tôi cũng tin chương trình thí điểm này sẽ thành công và được đón nhận theo đúng nhu cầu thực tế. Nếu nhu cầu tiếng Hàn thực sự cần thiết, trong tương lai, tiếng Hàn sẽ được mở rộng hơn nữa”, ông Hiển cho hay.

Ông Jun Dae Joo, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong việc đưa tiếng Hàn vào chương trình giảng dạy thí điểm tại một số trường trung học. Ông cho biết, kể từ năm 1993 đến nay, ngôn ngữ Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với hơn 100.000 người học, 14 trường đại học có khoa tiếng Hàn chính quy, hơn 2.800 sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn và tới 10 cơ quan tổ chức giảng dạy tiếng Hàn.

Hiện nay, Thăng Long OSC đang triển khai chương trình du học Hàn Quốc vừa học vừa làm. Những bạn học sinh, sinh viên khi tham gia đăng kí với Thăng Long OSC sẽ được đào tạo tiếng Hàn Quốc hoàn toàn miễn phí. Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với cán bộ tuyển dụng của công ty để được tư vấn miễn phí.

 

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.