Trào lưu du học Nhật Bản tự túc và những sự thật nhói lòng

Du học Nhật Bản có toàn màu hường và hành trình ấy có rải sẵn hoa hồng cho bạn bước? Không. Du học Nhật Bản vừa học vừa làm đem đến lăng kính thực tế hơn về cuộc sống. Những vất vả, nghiệt ngã bạn trải qua, những kiến thức bạn thu lượm được tại nền giáo dục có chất lượng thuộc top đầu thế giới sẽ giúp bạn trưởng thành lên mỗi ngày.

Nhưng đó là ở góc nhìn tích cực, giá trị ấy thấy được ở những người có mục đích du học Nhật Bản chân chính. Còn ở mảng tối khác, với việc lợi dụng hình thức du học để đổi lấy visa đi làm, rồi bỏ trốn, rồi làm “như thân trâu ngựa” bất chấp phạm pháp, quá giờ, …Nhật thì sao? Sự thật nhói lòng nào đằng sau trào lưu du học Nhật Bản tự túc? Hãy cùng đọc bài phản ánh được thực hiện bởi phóng viên báo Đất Việt này để hiểu thêm.

>> Chi phí du học Nhật Bản tự túc hết bao nhiêu

>> Điều kiện đi du học Nhật Bản tự túc

“Nhiều người xác định đi du học Nhật Bản theo hình thức du học tự túc để có quyền được lựa chọn việc làm thêm, kiếm được nhiều tiền, kể cả làm chui.

Đi theo hình thức du học được lựa chọn việc làm thêm

Mới đây, theo thống kê của Nhật Bản, hiện có tới 60.000 du học sinh Việt Nam tại nước này, nhưng trong đó chỉ có 7000 là sinh viên thực sự đi học trong các trường đại học tại Nhật Bản. Một phần trong số đó là đi làm việc bất hợp pháp, hoặc phạm tội. Số lượng đó đang gia tăng. Trước thông tin trên, Đất Việt đã đi tìm hiểu và trò chuyện với một số trường hợp đi sang Nhật Bản theo hình thức du học nhưng thực tế thì lại sang đi làm là chính.

Cụ thể, chia sẻ với Đất Việt, bạn Nguyễn Như Q (25 tuổi) cho biết: “Cách đây 4 năm tôi sang Nhật dưới dạng du học sinh tự túc, nhưng thực tế khi sang Nhật tôi phải học tiếng mất 1 năm, vì phải biết tiếng thì mới được học lên Cao đẳng, Đại học, các khóa học chuyên môn, thời gian đó, tôi phải đi làm kiếm tiền để trang trải cuộc sống là chính.

Nói chung khi sang bên này rồi thì mới thấy cuộc sống không màu hồng như mình nghĩ, cái gì chi phí cũng đắt đỏ, nên thành ra nếu không đi làm thêm thì không có tiền duy trì cuộc sống. Theo quy định, những người có visa du học Nhật Bản, đang học tại các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục tương tương, đang học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có thể làm thêm tối đa 28 giờ một tuần, còn trong những kỳ nghỉ dài của trường như nghỉ hè và các kỳ nghỉ dài Xuân – Hạ – Thu – Đông thì có thể làm tối đa 8 giờ một ngày.

Các công việc chủ yếu của chúng tôi thì thường là làm phụ việc trong nhà hàng, sau đó là dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, bán hàng, đưa báo, làm công nhân nhà máy, cửa hàng tiện lợi. Thật ra thì việc làm không thiếu, chỉ thiếu những người đủ khả năng làm việc, còn không biết tiếng toàn phải làm việc nặng nhọc, vất vả lắm, nhưng mới sang ai chả yếu về tiếng”.

Bên cạnh đó, theo bạn Q cho biết thêm thì mức lương được tính theo lương cơ bản của từng tỉnh, chẳng hạn như ở thành phố Tokyo, vì là trung tâm nên lương cơ bản cao nhất khoảng 200.000đ/1h. Còn một số tỉnh khác xa thành phố thì mức lương thấp hơn.

Tuy nhiên, nhìn thì thấy cao, nhưng thực tế chi phí ở đây vô cùng đắt đỏ, nếu thuê phòng 1 người ở gần Tokyo giá 10 triệu đồng/phòng/tháng, còn xa hơn khoảng 1,5km tàu điện ngầm thì 6 triệu đòng/phòng/tháng. Cho nên nếu có đi làm cật lực, chi tiêu tiết kiệm, thậm chí cùng toàn phải làm chui, làm quá giờ để có đồng ra đồng vào.

Một nghịch lý khác, bạn Q chia sẻ: “Rất nhiều người đang lạm dụng việc du học Nhật Bản để lấy visa đi làm, họ vẫn đi sang theo hình thức du học tự túc, nhưng sau đó vì đi làm quá nhiều, không có thời gian học, mà việc thi lên để học cũng không dễ, nên sau một thời gian trốn ra ngoài hết.  Bản thân những người bạn đi cùng đợt với tôi giờ cũng bỏ học hết, chỉ đi làm dưới cái mác visa du học, thậm chí ngay từ ban đầu còn không xác định là đi học.

Họ biết rõ, nếu đi xuất khẩu lao động là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty cùng hoặc gần ngành nghề công ty người lao động đó ở Việt Nam, nhằm để cho người lao động đó học hỏi, tu nghiệp tại nước ngoài trong khoảng 3 năm. Xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức tu nghiệp này đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước. Và khi sang thì chỉ làm việc cho công ty đã tuyển sang, còn đi du học thì mình chủ động hơn, thích làm gì cũng được miễn là biết tiếng”.

Không làm sao trả nợ được

Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, bạn Trần Văn T. – người có 7 năm kinh nghiệm du học Nhật Bản nói: “Việc làm thêm ở đây khá đa dạng, tùy thuộc vào năng lực tiếng của bạn mà có những mức lương khác nhau. Nếu bạn giỏi tiếng thì xin việc làm sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể kiếm trên 1000 Yên/giờ. Còn nếu bạn có khả năng giao tiếp như người bản xứ, thì lương rất cao. Vậy nên, nếu muốn tìm cho mình một công việc lương cao thì yếu tố năng lực tiếng Nhật là vô cùng quan trọng.

Lương làm thêm ở Nhật được tính theo giờ, trung bình 650 – 900 Yên/giờ ở khu vực Fukuoka hoặc 750 – 1000 Yên/giờ ở khu vực Kobe, Nagoya và 800 – 1200 Yên/1 giờ ở Tokyo. Và thường thì những du học sinh sang Nhật lao động thường quá thời gian pháp luật cho phép. Có khi làm thâu đêm, ngủ ngày để dùng thời gian còn lại làm việc.

Nói chung đã xác định đi du học Nhật Bản theo hình thức tự túc, thì hầu như ai cũng phải đi làm khá nhiều, trừ những người nhà có điều kiện sẵn. Chỉ đáng lo là hiện nay các trung tâm ở Việt Nam mọc lên tư vấn rất nhiều, họ vẽ ra viễn cảnh sang bên này vừa học vừa làm, một tháng kiếm được 20-30 triệu đồng, nghe thấy bùi tai, ai cũng gật đầu.

Hầu hết là đi vay tiền ngân hàng cả trăm triệu cho con đi du học, mà sang đó nếu không đi làm thì làm sao có tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ. Ở Việt Nam mọi người có thể nghĩ những người như chúng tôi du học lao động là xấu, vì toàn làm chui, nhưng nếu không làm thì chúng tôi biết dựa vào đâu để sống, cũng khổ lắm. Vì thế, với chúng tôi đó là điều bình thường chứ chưa nói cần thiết và quan trọng”.

Nói về lý do sao không đi theo đường chính ngạch sang lao động, bạn T nói rõ: “Nếu đi theo hình thức du học, thì chúng tôi có cơ hội tự xin việc làm, thích việc gì thì làm việc đó, việc nào lương cao thì làm, còn nếu đi theo hình thức tu nghiệp thì chỉ được phép làm 1 nơi mà toàn việc vất vả lắm”.

(Theo Báo Đất Việt)

Du học Nhật Bản bùng nổ quá mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, kéo theo những biến tướng mới trong hình thức du học, thiếu kiểm soát chất lượng, gia tăng các vấn nạn: bỏ trốn, đá vé tàu, trộm cắp, làm việc quá giờ bất chấp phạm pháp,…Và hậu quả nhãn tiền đã xảy đến khi mới đây Nhật Bản thắt chặt điều kiện nhập cảnh của du học sinh thuộc 5 quốc gia trong đó có Việt Nam.

Với nhiều người trẻ đang ấp ủ dự định du học Nhật Bản đây là nỗi hoang mang, với nhiều người coi trọng tự tôn, giá trị dân tộc đây có thể là niềm xấu hổ,… nhưng ở khía cạnh khác động thái này của Nhật ít nhiều sẽ trả lại sự “trong sạch” cho ý nghĩa thực sự của chương trình du học Nhật Bản đã bị một bộ phận du học sinh ý thức tồi làm “vấy bẩn”, làm méo mó hình ảnh người Việt trong cộng đồng Nhật Bản…

Nếu bạn vẫn giữ mãi một niềm tin và tình yêu vào xứ sở Phù Tang, hãy mạnh dạn nắm bắt cơ hội du học Nhật Bản kỳ tháng 10/2017 đang rất sôi động tại Thang Long OSC. Sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy cũng như chất lượng đã được kiểm định của ThangLong OSC sẽ giúp bạn xử lý hồ sơ du học hoàn hảo với tỉ lệ đỗ cao nhất. Đặc biệt, với chương trình hỗ trợ 10 triệu chi phí du học Nhật Bản cho các bạn đăng ký trực tiếp tại công ty hoặc qua website này, ThangLong OSC sẽ giúp bạn du học Nhật thật tiết kiệm!

© 2017 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.