Trải nghiệm lê la quán cóc kiểu Nhật cực thú vị khi du học Nhật Bản

Văn hóa ẩm thực đường phố hiện hữu ở mọi quốc gia và với Nhật Bản đó là những xe hàng rong yatai bình dân mà đặc sắc. Đi du học Nhật Bản đừng bỏ qua trải nghiệm thưởng thức ẩm thực Nhật cực thú vị theo kiểu “quán cóc vỉa hè” như ở Việt Nam này nhé!

“Yaki-imo…!”, “Yaki-imo…!”

Nếu đi dạo trên đường phố Nhật Bản vào những ngày thu đông này, bạn dễ dàng bắt gặp tiếng rao “yaki-imo!” từ những xe khoai lang nướng thơm ngào ngạt. Khoai lang chỉ là một trong số ít đặc sản đường phố bán trên xe đẩy của Nhật – góp phần tạo nên văn hóa yatai – văn hóa của những nhà hàng lưu động trên xe.

Nếu ở Việt Nam có truyền thống buôn bán trên đòn gánh, thì ở Nhật đó là những chiếc xe đẩy bé xinh và tích hợp cả một căn bếp trong đó. Yatai đã sớm phổ biến từ hàng trăm năm trước, vào thời Edo, dưới dạng những chiếc xe kéo bằng gỗ có bếp ở bên trong. Người bán hàng sẽ kéo xe và rao hàng giống y như ở Việt Nam vậy. Trải qua thời gian, những chiếc xe thô mộc được trang bị thêm động cơ, bếp điện. Ngày nay mỗi một chiếc yatai đều đáp ứng nhu cầu cơ bản của một quán ăn: bếp, chỗ ngồi và khu đựng nguyên liệu. Với phần bếp lưu động, tiện lợi yatai cũng đảm bảo món ăn luôn tươi ngon và nóng sốt.

Yatai mở ra vì nhu cầu của người bình dân và nó cũng đại diện cho đời sống bình dân, thường nhật của xứ hoa anh đào. Người ta ăn trên yatai vào các ngày lễ hội đông đúc khi không có thời gian để ăn chậm uống chậm, nó cũng rất phổ biến vào ban đêm – thời gian công nhân Nhật tan làm và cần cái gì đấy để cứu đói. Hình ảnh một ông chủ quán yatai vật lộn để kiếm sống trong truyện ngắn của Satomuza Kinzo luôn đọng lại cảm giác thân thương với người Nhật: Năm 1933, vào thời đại kinh tế bấp bênh, thứ đại diện cho tầng lớp bình dân cũng như phần lớn người Nhật, không phải sushi băng chuyền hay các quán ăn truyền thống “sang chảnh”, mà chính là xe hàng rong yatai.

quan-coc-kieu-nhat-cuc-thu-vi-khi-du-hoc-nhat-ban

Ăn hàng cũng lắm công phu

Tuy nhiên, không phải vì cơ động, tiện lợi mà việc ăn uống trên các xe hàng rong lại trở nên tùy tiện và lộn xộn. Yatai có sự tinh tế riêng của nó, và bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc để thưởng thức trọn vẹn văn hóa này và không trở nên bất lịch sự trong ăn uống.

Đầu tiên, nếu quyết định làm một chuyến du hành ẩm thực đường phố, đừng bỏ qua Fukuoka. Đây được xem là “thánh địa” yatai với hàng trăm quầy hàng, đặc biệt là khu vực sông Naka. Dạo quanh sông đến khi đói bụng thì tạt vào một quán nào đó, thưởng thức xiên nướng hoặc lẩu nóng, nhấm nháp chút sake trong khi tán chuyện rôm rả với bạn bè – đây là một kiểu “ăn nhậu” rất nên thơ, rất Nhật Bản mà ai cũng nên thử một lần trong đời.

Bạn cũng nên nhớ rằng các quán yatai “xôm tụ” nhất là vào chiều tối, từ 6 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau, nếu muốn ăn ngon thì phải đi vào thời điểm này nhé! Đặc biệt, ở Nhật, việc vừa đi vừa ăn hoặc mua thức ăn rồi đem lên tàu điện ngầm là cực kì bất lịch sử. Họ thể hiện sự tôn trọng với món ăn bằng việc ngồi yên một chỗ để thưởng thức. Hãy ngồi lại cửa hàng, bỏ vài phút tận hưởng món ăn một cách trọn vẹn. Trò chuyện với chủ quán cũng giúp bạn hiểu thêm về ẩm thực, thổ nhưỡng và văn hóa của nơi bạn đang thăm thú đấy!

Đặc sản yatai

Phần đáng mong đợi nhất là đây: Yatai bán những cái gì?

Có một điều khá bất ngờ là những món Nhật phổ biến với quốc tế, hầu hết đều xuất phát từ các xe hàng rong này. So với văn hóa ẩm thực truyền thống tinh vi, tính đặc thù cao, các món ăn vặt của yatai dễ làm và truyền bá hơn nhiều. Chúng cũng thường là các món chiên, xào hoặc lẩu cho phù hợp với điều kiện căn bếp lưu động, vì thế dễ dàng “được lòng” giới trẻ, làn rộng ra khắp quốc gia.

Cùng chiêm ngưỡng và thèm “chảy nước miếng” với các món ngon bán trên yatai nào!

  • Hakata – ramen: Mì ramen với nước xương hầm và vị ngọt đậm đặc trưng. Khác với các loại ramen thông thường, nước dùng của hakata ramen cực chất lượng với phần xương và thịt ninh nhừ đậm đà
  • Okonomiyaki và Takoyaki (Bánh xèo và bánh bạch tuộc): Bánh bột có nhân bạch tuộc, hai món này có nguyên liệu khá giống nhau và đặc trưng là được làm trên chiếc chảo/khuôn lớn, ăn tới đâu làm tới đó cho nóng sốt.
  • Lẩu Oden: Lẩu “tả pí lù” với đậu phụ, bánh cá, nước dùng tương đậu nành, khá giống các loại lẩu Hàn Quốc nhưng bớt cay và vị thanh nhẹ hơn.
  • Mì Yakisoba: Mì xào với thịt bò và cải, có thêm vị béo và hơi ngọt, khá hấp dẫn nhờ phần sốt mayonnaise rất Tây kết hợp cùng katsuobushi (cá ngừ khô) đậm chất Nhật.
  • Xiên Kushiyaki: Chủ yếu là thịt gà và da gà, còn có bò, heo, bạch tuộc… còn có cả các loại viên chiên nhưng đặc điểm chung đều là dễ ăn, ít dầu mỡ.
  • Bánh cá Taiyaki: Nếu chúng ta thường chỉ ăn nhân kem hoặc đậu đỏ, thì ở các yatai bạn có thể tìm thấy đủ loại nhân khác nữa: phô mai, dừa, mè đen và cả nhân mặn.
  • Bánh Baby Castella: Ngộ nghĩnh và thơm ngon – những chiếc bánh bông lan mật ong “mềm như bông” này thường được làm size nhỏ với các hình thù ngộ nghĩnh như gấu, mèo, thỏ…
  • Bánh Crepe Nhật: Món này đặc biệt ở chỗ là đầu bếp sẽ cuộn thành hình cái phễu cho bạn dễ cầm hoặc mang đi, nhân bên trong cũng hay có thêm các món rất Nhật như đậu đỏ, thạch, mochi…

Ẩm thực đường phố là một trong những nét văn hóa Nhật thú vị mà bạn nên trải nghiệm khi sống và học tập tại Nhật. Những giờ dạo đường thưởng thức đồ ăn vặt sau giờ học, giờ làm căng thẳng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nước Nhật và hòa nhập tốt hơn.

Hiện tại Thang Long OSC đang triển khai tuyển sinh du học Nhật Bản với chi phí siêu tiết kiệm và nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đặc biệt tặng ngay 5 triệu tiền mặt, vé may bay 1 chiều trị giá 500 USD và miễn phí 1 khóa dạy tiếng Nhật chất lượng từ 4 đến 6 tháng cho các bạn đăng ký tham gia trực tiếp tại công ty. Liên hệ hotline 1900 1582 để được tư vấn chi tiết!

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.