Lễ hội Obon ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu tại Nhật Bản

Nếu ở Việt Nam ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu diễn ra vào tháng 7 âm lịch thì ở Nhật Bản tháng 8 sẽ tổ chức lễ Obon nổi tiếng được coi là ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu. Có nguồn gốc từ Phật Giáo, đây là dịp giúp cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên được an nghỉ, đồng thời người Nhật dù ở xa cũng tề tựu đông đủ để hỏi thăm ông bà cha mẹ cũng như viếng mộ những người đã khuất.

               Tham khảo thêm:

               Lễ hội Kanamara Matsuri

               Lễ hội tuyết tại Sapporo

               Lễ hội đom đóm Hotaru Matsuri

               Lễ  hội cá chép Koinobori Matsuri

               Lễ hội búp bê Hina Matsuri

Lịch trình trong lễ hội Obon diễn ra như thế nào?

1. Ngày 12/8: chuẩn bị lễ hội đón tổ tiên
Người Nhật sẽ trang trí dưa chuột, cà tím bằng que tăm hoặc đũa gọi là ngựa linh thiêng. Dưa chuột là ngựa, cà tím là bò với ý nghĩa đưa những người đã khuất lên ngựa để nhanh chóng trở lại trần gian, sau đó lại cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở về thế giới ở bên kia.
2. Ngày 13/8 lửa đón Mukaebi: sử dụng thân cành cây gai Ogara bẻ nhỏ ra đốt lửa. Linh hồn của người đã khuất sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để trở về trần gian, nhờ đám khối mà linh hồn không bị lạc đường và quay trở về nhà an toàn. Đám khói còn được coi là vật chỉ đường “Michishirube”.
3. Ngày 14,15/8 viếng mộ: người thân sẽ dọn dẹp sạch mộ rồi dâng hoa, thắp hương, dâng nước thờ cúng. Sau đó sẽ tập trung ăn uống, mọi người cùng nhau tưởng nhớ tới người đã khuất.
4. Ngày 16/8 là ngày lễ cuối cùng lễ Obon, mọi người sẽ lại đốt lửa để tiễn đưa ông bà quay trở về thế giới bên kia nhờ những đám khói.

Lễ hội Obon Nhật Bản

Các hoạt động trong ngày lễ Obon tại Nhật Bản

Tại thành phố Kyoto hàng năm tổ chức lễ hội “Gozan Okuribi” nổi tiếng với hình ảnh chữ Đại và cổng Torii bằng lửa đốt trên núi, hình ảnh ngọn lửa trên bầu trời đêm mùa hè được coi là đặc trưng. Lễ dâng lửa Obon tổ chức vào ngày 16/8 lúc 20 giờ và mọi người sẽ đổ về Tokyo để xem. Sau khi ngọn lửa cháy hết ,người dân sẽ múa điệu Daimoku và Sashi được tổ chức dưới chân ngọn núi chùa Yusen-Ji từ 21h – 22h.
Ở một vài khu vực khác thì có tập tục thả đèn lồng, thả hoa, đồ thờ cúng trôi theo dòng nước để tiễn đưa linh hồn người đã khuất. Phong tục này đã có hơn 500 năm và gắn liền với điệu múa truyền thống Bon-Odori. Ngoài ra, để đón linh hồn tổ tiên thì người Nhật thường đặt trước cửa nhà hình ngựa làm từ rau, đốt một đống lửa nhỏ Mukaebi. Ngoài ra, có nơi còn tổ chức bắn pháo hoa, khi lễ hội Obon kết thúc người ta sẽ thay đống lửa mukaebi bằng okuribi để tiễn đưa linh hồn của người thân 1 lần nữa, cũng có nơi thả đèn lồng xuống sân.

Lễ hội Obon Nhật Bản

Lễ hội Obon là ngày lễ lớn ở Nhật Bản nên các công ty, xí nghiệp sẽ được nghỉ, nhân viên sẽ tranh thủ thời gian này để về thăm gia đình hoặc đi du lịch đâu đó. Do vậy, khi làm việc tại Nhật Bản thì cứ vào tháng 8 hàng năm bạn sẽ có một khoảng thời gian nghỉ phép ngắn ngày để họ tổ chức ngày lễ Vu lan báo hiếu này. Đương nhiên, quyền lợi của bạn vẫn được hưởng và hoàn toàn có thể tham gia cùng để cầu phước cho tổ tiên nhà mình.
Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu tới quý vị Lễ hội Obon Vu lan báo hiếu tại Nhật Bản. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nếu bạn làm việc hoặc học tập tại Nhật có thể tham dự lễ hội này để cảm nhận rõ nhất về truyền thống của họ nhé. Chúc các bạn vui vẻ!

© 2019 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.