Giải đáp 1001 câu hỏi về du học Nhật Bản

Bạn đang muốn đi du học Nhật Bản? Bạn có quá nhiều câu hỏi mà chưa biết tìm câu trả lời ở đâu. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp một sốcâu hỏi về chương trình du học Nhật Bản. Note ngay lại vào sổ tay của bạn chắc chắn những thông tin này sẽ vô cùng hữu ích. 

Giải đáp thắc mắc du học Nhật Bản

MỤC LỤC

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ CHI PHÍ DU HỌC NHẬT BẢN

1. Khi đã đóng tiền học phí cho trường nhưng không đi nữa thì có được hoàn trả học phí và trả đủ hay không?

Trong trường hợp đã chuyển tiền học phí sang cho nhà trường rồi mà vì lý do cá nhân bạn không thể tiếp tục theo học thì nhà trường sẽ hoàn trả học phí theo quy định của nhà trường, học phí chỉ hoàn trả cho sinh viên quốc tế và tính theo tỉ giá ngân hàng tại thời điểm đó. Tuy nhiên có thể các bạn sẽ bị trừ một số khoản phụ phí.

2. Chi phí đi du học Nhật Bản hết bao nhiêu và bao gồm những loại phí gì?

Chi phí đi du học Nhật thường dao động trong khoảng 170 – 270 triệu tùy thuộc vào mức học phí của các trường kỳ đầu tiên. Còn các khoản phí khác gần như cố định. Dưới đây là những khoản phí bắt buộc khi đi du học Nhật.
- Học phí 1 năm, tiền ký túc xá 6 tháng.
- Phí đào tạo tiếng.
- Phí làm hồ sơ.
- Phí khám sức khỏe.
- Vé máy bay 1 chiều.
- Và một số chi phí phát sinh khác.

Chi phí du học Nhật Bản gồm những khoản nào

Chi phí du học Nhật Bản gồm những khoản nào

3. Cập nhật học phí của các trường bên Nhật ở đâu?

Học phí của các trường có sự khác nhau và đôi khi chênh lệch khá nhiều tùy thuộc vào trường công hay trường tư và vị trí của trường ở những thành phố lớn hay nhỏ. Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại website của các trường, một số trường sẽ đăng tải học phí theo từng kỳ lên trang. Hoặc sau khi trúng tuyển tại các trung tâm sẽ tổ chức buổi giáo dục định hướng và công bố mức học phí tiêu chuẩn theo trường và ngành học cho các bạn.

4. Chi phí đi du học Nhật cao vậy có thể đóng làm nhiều đợt được không? Có được nợ đóng sau khi bay được không?

Phí đi sẽ không phải nộp 1 cục khi đăng ký. Số tiền phải nộp theo từng giai đoạn sẽ được thông báo rõ ràng trước khi đăng ký và sẽ không có bất kỳ phát sinh nào theo các khoản mục đã được công bố. Thông thường chi phí đi du học sẽ được đóng làm nhiều lần theo quy trình chuẩn tại công ty. Đến bước nào sẽ thu tiền tại bước đó nên gánh nặng kinh tế cũng được giảm bớt một phần. Tuy nhiên mọi khoản phí các bạn sẽ phải hoàn thiện trước khi xuất cảnh. Không được trả dần sau khi bay nhé.

5. Làm sổ tiết kiệm chứng minh tài chính trước khi xin visa bao lâu?

Theo quy định chứng minh tài chính du học Nhật Bản thì người bảo lãnh phải có sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng ít nhất 500 triệu và duy trì trong vòng 1 năm trở lại đây thì mới đủ điều kiện. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể chuẩn bị từ trước. Nếu không có điều kiện thì cũng không cần phải lo lắng quá, các bạn hãy đăng ký với công ty để được hỗ trợ làm sổ nhé. (Đối với những sổ chưa đủ 12 tháng thì cần bên ngân hàng hoàn thiện thủ tục nên sẽ bị mất một khoản chi phí cao hơn so với các sổ có kỳ hạn chuẩn.)

6. Những giấy tờ cần thiết để chứng minh tài chính khi đi du học Nhật Bản.

Những giấy tờ phục vụ cho việc chứng minh tài chính đó là: Có sổ tiết kiệm, sổ đỏ, giấy tờ xe… Không nhất thiết phải có đủ tất cả những giấy tờ này nhưng buộc phải có sổ tiết kiệm.

7. Học phí và tiền ký túc xá nộp trực tiếp cho nhà trường được không?

Học phí các bạn sẽ nộp trực tiếp cho nhà trường qua tài khoản hoặc ủy quyền cho công ty đứng ra nộp.

8. Tại sao phí đi du học Nhật Bản lại chênh lệch không đồng nhất

Chi phí đi du học Nhật Bản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tỉ giá yên tại từng thời điểm sẽ khác nhau, học phí từng trường, từng ngành, từng vùng khác nhau, phí dịch vụ hồ sơ của các đơn vị tiếp nhận hồ sơ là khác nhau. Chính vì thế mà mức phí đi du học Nhật Bản luôn có sự chênh lệch

9. Nếu đang đi du học Nhật Bản mà muốn đi khám sức khỏe bên Nhật thì phí có đắt không? Có được bảo hiểm hỗ trợ không?

Chi phí cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Nhật rất cao chính vì thế nên khi bạn có bệnh tật gì nghiêm trọng thì tốt nhất nên xin bảo lưu về nước chữa trị. Tuy bảo hiểm có chi trả cho lao động và du học sinh nhưng chỉ là một phần, khoản tiền bạn phải nộp còn lại sẽ rất lớn.

10. Chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Nhật hết bao nhiêu?

Bình quân hàng tháng mỗi du học sinh phải chi trả khoảng 38.000 – 60.000 yên. Số tiền này bao gồm các khoản như sau:
+ Tiền nhà trọ hoặc tiền KTX: 18.000 – 30.000 yên tương đương 4 – 7 triệu vnđ.
+ Tiền ăn: 20.000 – 30.000 Yên tương đương 4 – 7 triệu vnđ.
+ Phí đi lại: 2000 – 5000 yên tương đương 400 – 1 triệu vnđ.
+ Tiền dịch vụ (ga, điện, nước, mạng …) 2000 – 5000 yên tương đương 400 – 1 triệu vnđ
+ Một số khoản chi phí khác.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH THAM GIA DU HỌC NHẬT BẢN 2020

1. Điều kiện đi du học Nhật Bản 2020.

1.1 Điều kiện chung

Đối tượng: học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học.
Độ tuổi: 18 – 28 tuổi (tính đến thời điểm xuất cảnh)
Sức khỏe: Đạt yêu cầu về sức khỏe từ những bệnh viện được chỉ định. Không xăm trổ với diện tích quá lớn hoặc những vị trí hở. Chưa kết hôn, không có thai trước khi xuất cảnh.
Học lực: học lực khá, điểm trung bình 6.0 trở lên, không có năm nào học lực yếu, hạnh kiểm khá trở lên.
Thời gian trống học tối thiểu:
+ Tốt nghiệp THPT, TC: không quá 2 năm từ khi tốt nghiệp.
+ Tốt nghiệp CĐ, ĐH : không quá 3 năm từ khi tốt nghiệp.

1.2 Điều kiện hồ sơ và giấy tờ

Hồ sơ cá nhân gồm có các loại giấy tờ sau:
+ Giấy khai sinh, CMTND, SHK mỗi loại 3 bản đã phô tô công chứng
+ Bằng tốt nghiệp cấp cao nhất hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bảng điểm (có kèm bản gốc và 3 bản phô tô công chứng)
+ Học bạ THPT (bản gốc + 3 bản sao công chứng)
+ Nếu đã đi làm thì nộp giấy xác nhận công việc đang làm (3 bản photo công chứng)
+ Hộ chiếu bản gốc.
+ Bảng kê khai thông tin cá nhân
+ Ảnh 3×4: 16 ảnh
Hồ sơ người bảo lãnh:
+ CMTND của bố, mẹ
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đối với hộ kinh doanh thì nộp kèm giấy phép đăng ký kinh doanh, hóa đơn hộp thuế
+ Đối với hộ đã có sổ tiết kiệm thì nộp bản phô tô kèm theo xác nhận số dư
+ Các loại giấy tờ liên quan đến công việc bố, mẹ nếu cần.
Các loại giấy tờ trên đều nộp 3 bản phô tô công chứng.
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị và nộp theo thời gian yêu cầu nhập học chậm nhất 1 tuần. Ngoài ra nếu được yêu cầu loại giấy tờ gì khác thì có thể hoàn thiện và bổ sung thêm sau.

Tham khảo chi tiết Điều kiện đi du học Nhật Bản 2020

Du học Nhật Bản Năm Châu IMS

Liên hệ ngay để đăng ký đi du học Nhật Bản 

2. Thời gian và các kỳ học ở Nhật như thế nào?

Các kỳ học ở các trường đại học Nhật Bản được chia làm 4 kỳ.
- Kỳ tháng 1 có thời gian học 1 năm 3 tháng.
- Kỳ tháng 4 có thời gian học 2 năm
- Kỳ tháng 7 có thời gian học 1 năm 9 tháng.
- Kỳ tháng 10 có thời gian học 1 năm 6 tháng.
Sinh viên học 4 tiếng/ ngày từ thứ 2 đến thứ 6, có thể học ca sáng hoặc ca chiều tùy theo sắp sếp của nhà trường. Thời gian còn lại các bạn có thể đi làm thêm tuy nhiên chỉ được làm tối đa 28 tiếng/ tuần.
Thông thường khi đăng ký du học Nhật Bản bắt buộc các bạn sẽ phải học qua 2 năm trường tiếng sau đó là học lên.
+ Hệ trung cấp 2 năm
+ Hệ cao đẳng 3 năm
+ Hệ đại học 4 năm

3. Lộ trình học tập khi đi du học Nhật Bản

Lộ trình du học Nhật Bản được chia làm 3 giai đoạn rõ ràng
Giai đoạn 1: Học tiếng tại Việt Nam và làm thủ tục hồ sơ trước khi bay (4 – 6 tháng)
Giai đoạn 2: Học tiếng tại trường Nhật ngữ (1-2 năm)
Giai đoạn 3: Học lên chuyên ngành (TC, CĐ, ĐH)
Sau khi tốt nghiệp các trường chuyên ngành nếu có mong muốn thì các bạn có thể xin việc làm tại Nhật luôn nhé. Cơ hội luôn rộng mở

4. Quy trình – Thủ tục hồ sơ

Bước 1: Đăng kí tham gia, chọn ngành học, trường học khi du học Nhật Bản tại Nam Chau IMS
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ gửi cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ đã được nêu trên)
Bước 3: Thi chứng chỉ NAT- TEST hoặc JLPT nếu chưa có chứng chỉ N4, duyệt hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp với nhà trường
Bước 4: Nhận giấy xác nhận tư cách lưu trú (COE), báo trúng tuyển, trường nộp hồ sơ cho cục XNC
Bước 5: Hoàn thiện học phí 1 năm và ký túc xá 6 tháng
Bước 6: Nhận giấy tờ trúng tuyển (giấy báo nhập học, giấy chứng nhận tư cách lưu trú, giấy hướng dẫn đến Nhật)
Bước 7: Nộp hồ sơ xin VISA tại đại sứ quán tại Nhật Bản
Bước 8: Nhận VISA và xuất cảnh nhập học

Quy trình du học Nhật Bản

Quy trình đi du học Nhật Bản tại Nam Chau IMS

THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN VISA DU HỌC NHẬT BẢN

1. Đã có visa nhưng nhập cảnh muộn hơn khai giảng 1 tháng có được không? Nhập học muộn có được trả lại học phí và tiền ký túc xá của tháng đó không?

Việc nhập học muộn thì bạn phải có lý do chính đáng và thương lượng trước với phía bên nhà trường vì thời gian nhập học muộn sẽ ảnh hưởng đến chuyên cần. Có trường sẽ đồng ý có trường không. Dù được đồng ý thì các bạn cũng sẽ không được hoàn trả học phí cũng như tiền ký túc xá của tháng đó nhé.

2. Đã từng trượt visa thì có đi du học Nhật Bản được nữa không?

Có nhiều lý do dẫn dến trượt visa du học nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể xử lý và đi lại được đặc biệt là trượt vì lý do tài chính. Vì thế khâu hoàn thiện hồ sơ là vô cùng quan trọng.

3. Trượt visa rồi có được trả lại phí không?

Trường hợp bị trượt visa thì các bạn vẫn có cơ hội xin lại visa sau 3 tháng tuy nhiên tỉ lệ trúng tuyển sẽ rất thấp. Nếu bạn muốn rút hồ sơ luôn thì công ty sẽ hoàn thiện lại các khoản chi phí và hồ sơ theo quy định.

Tìm hiểu về VISA DU HỌC NHẬT BẢN

THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC LÀM THÊM CHO DU HỌC SINH

1. Du học sinh Nhật Bản có thể làm thêm những công việc gì?

Có rất nhiều công việc bán thời gian phù hợp với các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Sau đây là top 5 công việc được nhiều bạn lựa chon nhất.
+ Rửa bát thuê tại các quán ăn.
+ Làm nhân viên parttime tại các cửa hàng tiện lợi
+ Phát báo – ship hàng
+ Nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn.
+ Làm gia sư chủ yếu là dạy tiếng Việt cho người Nhật.

Công việc làm thêm cho du học sinh Nhật Bản

Du học sinh Việt Nam làm thêm tại cửa hàng tiện lợi Nhật Bản

2. Thời gian làm thêm của du học sinh được tính như thế nào? Mức lương được bao nhiêu?

Thời gian học của sinh viên chỉ 4 tiếng/ ngày tùy theo từng kỳ có thể học sáng hoặc học chiều. Thời gian còn lại các bạn có thể đăng ký làm thêm. Mỗi tuần chỉ được làm tối đa 28 tiếng. Vào kỳ nghỉ hè, nghỉ đông thì thời gian làm việc được tính nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày.
Mức lương làm thêm của du học sinh khá cao trung bình từ 800 – 1000 Yên/giờ (tương đương với 163.000 – 210.000 VNĐ). Nếu chăm chỉ thì các bạn có thể kiếm đủ tiền sinh hoạt hàng ngày và tích cóp được một chút cho học phí kỳ học tiếp theo.

3. Muốn đi làm thêm thì thủ tục như thế nào?

Để có thể đi làm thêm thì phải làm thủ tục đăng ký làm thêm và phải xin giấy xác nhận của nhà trường, xin tờ khai cư trú và mang giấy tờ lên nộp ở sở tư pháp. Sở sẽ cấp giấy phép làm thêm cho bạn. Đấy là với các bạn muốn tự tìm công việc làm thêm. Còn nếu làm thêm theo công việc nhà trường giới thiệu thì nhà trường sẽ lo giúp bạn thủ tục giấy tờ đó.

4. Có được làm thêm quá giờ không? Có bị phạt không?

Theo quy định của pháp luật Nhật Bản thì du học sinh không được phép làm thêm quá giờ. Tùy vào mức độ, tình hình và tính chất công việc sẽ có những mức phạt khác nhau.
- Nếu bị cảnh sát bắt trực tiếp do làm thêm quá nhiều thì bạn sẽ bị phạt tiền, nặng nhất là sẽ bị trục xuất
- Nếu đi gia hạn visa mà bị bộ tư pháp phát hiện số tiền làm thêm giờ quá lớn thì sẽ không được gia hạn visa và bắt buộc phải về nước.
Một số điều cần lưu ý khi đi làm thêm
Chờ có giấy phép rồi mới đi làm.
Không làm thêm quá giờ, nếu trót làm quá giờ thì nhớ đăng ký nhận lương tiền mặt.
Không sử dụng tài khoản nhận lương làm thêm quá giờ hay nhận lương làm thêm trước thời hạn để đi gia hạn visa.
Không nên làm thêm quá sức để dành thời gian cho việc học hành bởi nếu sau 2 năm học tiếng mà bạn không đạt được N3 thì cũng bắt buộc phải về nước.

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC.

1. Đi du học có được bảo lãnh người thân sang thăm không?

Du học sinh hoàn toàn có thể bảo lãnh người thân sang nhật cư trú theo diện visa “đoàn tụ gia đình”. Thời gian cứ trú của loại visa này từ 3 tháng đến 5 năm. Nên bạn có thể đăng ký tùy theo thời hạn đó. Nếu người thân của bạn đã từng sang Nhật theo visa “cư trú ngắn hạn” hay còn gọi là visa du lịch thì sẽ rất khó để đổi sang diện visa đoàn tụ gia đình. Quan trọng nhất là các bạn phải chứng mình được khả năng tài chính để đảm bảo chi phí sinh hoạt của người thân trong thời gian lưu trú thì việc xin visa mới thuận lợi được.

Du học sinh được bảo lãnh người thân sang Nhật
Du học sinh được bảo lãnh người thân sang Nhật

2. Có bắt buộc phải ở ký túc xá của nhà trường không?

Du học sinh khi mới nhập học bắt buộc phải ở ký túc xá của nhà trường tối thiểu 6 tháng sau đó thì có thể thuê trọ ngoài tùy theo nguyện vọng. Tuy nhiên tiền thuê trọ ngoài có thể sẽ đắt hơn và không đảm bảo an toàn như trong ký túc xá. Nên khi nào bạn đã quen với địa hình khu vực và có khả năng giao tiếp lưu loát thì hãy dọn ra ngoài nhé.

3. Hết 2 năm học tiếng mà không đạt N3 có phải về nước không?

Yêu cầu tối thiểu của du học Nhật Bản là sau khi kết thúc 2 năm học tiếng trình độ tối thiểu các bạn phải đạt được N3 thì mới được thi lên trường chuyên môn và ở lại Nhật Bản. Đồng nghĩa với việc là không đạt được N3 thì các bạn bắt buộc phải về nước. Chính vì vậy trong thời gian này các bạn phải cố gắng, nỗ lực học tập đừng mải mê kiếm tiền quá mà đánh mất cơ hội nhé.

4. Sau khi ra trường có thể ở lại Nhật tìm việc bao lâu?

Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ được ở lại Nhật tìm việc tối đa 2 năm với mức lương dao động trong khoảng 35 – 60tr . Đây là một cơ hội rất tốt để được va chạm cạnh tranh cũng như được làm một công việc ổn định với mức lương cao hơn nhiều so với làm việc tại Việt Nam

 Trên đây là những vướng mắc được nhiều bạn đọc gửi đến cho Năm Châu IMS. Nếu bạn còn câu hỏi nào hãy gửi đến hòm thư tư vấn của chúng tôi info@namchauims.com. Nếu bạn muốn được tư vấn và không bỏ lỡ kỳ du học gần nhất hãy nhấc máy gọi ngay 0981 057 6830967 620 068 hoặc lên trực tiếp công ty để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

© 2020 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.