Cảnh giác với những biến tướng trong thông tin về du học Nhật Bản

Khi du học Nhật Bản vừa học vừa làm trở thành hướng đi mới mở ra nhiều cơ hội và bước ngoặt hơn cho nhiều bạn trẻ, nhu cầu về các dịch vụ tư vấn du học cũng bùng nổ đến đáng kinh ngạc. Trước sự nở rộ như nấm sau mưa của những đơn vị tư vấn ấy, thật khó để phân biệt đâu thật đâu giả, đâu chất lượng, đâu trá hình. Nhất là khi những đơn vị không uy tín tung ra thật nhiều chiêu trò, thủ đoạn làm nhiễu loạn thông tin và lừa dối người có nguyện vọng khiến nhiều bạn trẻ tiền mất tật mang, vừa tốn công sức, tốn thời gian, vừa mang vạ khi đổ tiền vào những nơi “không đáng”.

canh-giac-voi-thong-tin-du-hoc-nhat-ban

Những  cam kết về mức lương cao chót vót không tưởng khi đi du học Nhật Bản, đã khiến cho nhiều bạn trẻ đảo điên lao vào như con thiêu thân mà không rõ thực hư. Chưa kể những “mập mờ” trong chi phí du học Nhật, nếu không tinh ý hỏi rõ sẽ rất dễ bị đội lên những khoản không như cam kết ban đầu…Nhằm chấn chỉnh lại thực trạng ấy, Đại sứ quán Nhật Bản đã nhiều lần đặc biệt lưu ý, người nước ngoài có tư cách lưu trú là “du học” thì không được phép đi làm. Du học sinh có nguyện vọng đi làm thêm phải có “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” được cấp bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh của địa phương nơi đang ở. Vì vậy, người có nguyện vọng đi du học tại Nhật Bản phải tránh bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một số công ty tư vấn đã đưa ra.

Vậy hiểu thế nào cho đúng về đi du học Nhật? Cần cảnh giác những thông tin gì? để tránh bị lừa đảo du học Nhật Bản, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Đi du học Nhật không nhất thiết phải qua trung gian

Thống kê của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO), trong năm 2015, số học viên, sinh viên Việt Nam học tập tại Nhật lên tới 38.882 người, tăng 47% so với năm trước đó, đứng thứ 2 về số du học sinh nước ngoài học ở Nhật. Để tránh sự tăng trưởng vượt ngoài tầm kiểm soát, có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của người học cũng như thị trường du học nói chung, các cơ quan chức năng đã đưa ra một số cảnh báo đáng chú ý.

Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Ở một số nước đã xuất hiện nhiều thư điện tử và trang web có đăng thông tin tư vấn, chiêu sinh học bổng của Chính phủ Nhật Bản do các tổ chức, đoàn thể không chính thống tiến hành. Các tổ chức này luôn yêu cầu phải gửi tiền qua ngân hàng để bảo lãnh đăng ký học bổng. Trong khi đó, trên thực tế, việc chiêu sinh và tuyển sinh theo chương trình học bổng của Chính phủ Nhật Bản chính thức chỉ được thực hiện thông qua Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản hoặc các trường đại học của Nhật. Hơn nữa, thí sinh đăng ký dự thi chương trình học bổng đều không phải nộp bất kỳ một khoản tiền bảo lãnh nào. Ngoài ra, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cung cấp thêm thông tin: Mặc dù Nhật Bản có một số học bổng dành cho lưu học sinh, song thí sinh sẽ không thể đăng ký từ Việt Nam (trừ học bổng của Chính phủ Nhật Bản), vì hầu hết các học bổng đều đưa ra điều kiện tuyển chọn là “Lưu học sinh đang cư trú tại Nhật Bản”.

Theo bà Mizuki Tanaka, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Người có nguyện vọng đi học hoàn toàn có thể trực tiếp đề nghị với trường tiếp nhận ở Nhật Bản làm đại diện cho mình khi làm thủ tục đăng ký, vì thế, không nhất thiết phải thông qua tổ chức trung gian về du học nào. Việc tự thu thập thông tin và làm hồ sơ du học rất có ích cho thí sinh bởi việc lựa chọn trường nào, tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu gì, sau khi học xong làm ở đâu… là những điều thí sinh cần phải cân nhắc dựa theo tình hình thực tế và năng lực của bản thân. Hơn nữa, để bắt đầu cuộc sống tại Nhật Bản, du học sinh còn phải làm nhiều thủ tục phức tạp khác như tìm chỗ ở, đăng ký cư trú, chi trả bảo hiểm… Quá trình tự chuẩn bị hồ sơ sẽ giúp các du học sinh không cảm thấy lo lắng hay sợ hãi khi chỉ có một mình.

Du học Nhật Bản không phải đi làm

Trong trường hợp làm thủ tục du học Nhật Bản thông qua các tổ chức trung gian, thí sinh cần tìm tới các công ty tư vấn du học được cấp phép. Danh sách các công ty này ở Hà Nội được đăng tải trên trang web của Sở GD-ĐT Hà Nội, gồm 256 đơn vị. Thí sinh cần cảnh giác với những công ty đưa ra chi phí tư vấn khá cao, thủ tục quá đơn giản, hứa hẹn về tỷ lệ thành công là 100%, hối thúc ký kết hợp đồng tư vấn, nhấn mạnh “đi làm thêm có thể chi trả toàn bộ tiền học và chi phí sinh hoạt, thậm chí còn tiết kiệm được”…

Theo nghiên cứu của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản, chi phí trung bình hằng tháng mà lưu học sinh cần phải trả ở bậc đại học là khoảng 138.000 yên, bao gồm cả tiền học và chi phí sinh hoạt. Số tiền này chỉ đáp ứng được mức sinh hoạt hết sức tiết kiệm với thí sinh ở thuê nhà dân hoặc ở ký túc xá của trường. Thống kê cũng cho thấy 75,3% lưu học sinh đi làm thêm. Công việc phần lớn là bán hàng, kế toán trong ngành ăn uống, trong các siêu thị. Tiền lương được tính theo giờ, trong ngành ăn uống thường dao động từ 800 yên đến 1.000 yên/giờ, tùy theo từng vùng.

Đại sứ quán Nhật Bản đặc biệt lưu ý, người nước ngoài có tư cách lưu trú là “du học” thì không được phép đi làm. Du học sinh có nguyện vọng đi làm thêm thì cần phải có “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” được cấp bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh của địa phương nơi đang ở. Thời gian làm thêm tối đa là 28 tiếng mỗi tuần. Trong thời gian nghỉ hè hoặc trong các kỳ nghỉ dài của trường, các em có thể làm thêm tối đa là 8 tiếng mỗi ngày. Hơn nữa, Luật pháp Nhật Bản cấm du học sinh làm việc tại những nơi liên quan đến lĩnh vực giải trí, nếu vi phạm điều này thì có thể sẽ bị cưỡng chế về nước.

Những năm gần đây, không ít công ty tư vấn du học hứa hẹn với du học sinh rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền, ví dụ: “Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn yên (khoảng 35 triệu đồng) đến 300 nghìn yên (khoảng 60 triệu đồng) một tháng”, hay “Việc làm thêm không chỉ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt mà bạn còn tiết kiệm được tiền nữa”. Tuy nhiên, Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản khẳng định, với thời gian làm thêm cho phép tối đa là 28 tiếng 1 tuần, mức thu nhập cao nhất cũng chỉ khoảng 23 triệu đồng/tháng. Lưu học sinh không thể trang trải chi phí sinh hoạt bao gồm cả tiền thuê nhà bằng tiền làm thêm. Chưa kể, họ còn phải trả học phí cho trường. Du học không phải là đi làm để kiếm tiền. Vì vậy, những người có nguyện vọng đi du học tại Nhật Bản không nên bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một số công ty tư vấn du học đã đưa ra.

Những thông tin trên được Báo Hà Nội Mới đưa tin nhằm cảnh tỉnh những bạn trẻ quan tâm đến du học Nhật nhưng hời hợt trong tìm hiểu thông tin. Hãy trở thành người thông thái để tránh bị dắt mũi bởi các công ty lừa đảo. Tham khảo chương trình du học Nhật tự túc uy tín, chất lượng với chi phí siêu tiết kiệm và ưu đãi hấp dẫn lên đến 30 triệu đồng tại thanglongosc.edu.vn. Đặc biệt tặng ngay 5 triệu tiền mặt cho các bạn đăng ký trực tiếp tại công ty hoặc qua hệ thống website của ThangLong OSC. Gọi hay hotline 0466866770 để được tư vấn miễn phí!

 

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.