Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản – Samurai

Người dân trên thế giới nghĩ về Nhật Bản là một đất nước kiên cường nơi có những con người mạnh mẽ và đầy ý chí. Nét văn hóa phản ánh rõ nhất đó chính là tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản. Một trong những phẩm chất đã tạo nên sự thành công cho Nhật Bản như ngày hôm nay.

Tác giả nổi tiếng của cuốn sách Võ Sĩ Đạo Nitobe Inazo giải thích ngắn gọn rằng, võ sĩ đạo chính là quy phạm đạo đức của người võ sĩ đồng thời cũng là nguyên tắc hành động cũng như nghĩa vụ mà họ phải làm. Tính tới nay đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, tinh thần võ sĩ đạo vẫn trở thành một nét văn hóa đặc trưng và ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của người Nhật.

Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

 

7 quy tắc đạo đức của tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

Người ta sẽ nhớ ngay tới tinh thần võ sĩ đạo là hình ảnh những chiến binh Samurai dũng mãnh, đầy trung thành và luôn mạnh mẽ trước mọi khó khăn. Tất cả có một tinh thần thép ấy nhờ vào 7 quy tắc đạo đức như sau:

1 – Đức tính can đảm

Chiến binh Samurai luôn có 1 tinh thần can đảm khi đối diện với bất cứ khó khăn, nguy hiểm nào. Họ không chùn bước khi gặp phải kẻ thù, và can đảm ở đây không phải là sự mù quáng mà là hi sinh vì chính nghĩa, họ không sợ chết nhưng chết phải có ý nghĩa hơn là 1 cuộc sống vô nghĩa.

2 – Tinh thần nhân ái

Mỗi một Samurai phải có tinh thần nhân ái để có thể bao dung, cảm thông và biết yêu thương mọi người. Điều này tạo nên một sức mạnh đồng đội và nhân loại dùng cho lợi ích chung chứ không phải để phục vụ cho những thù hận của riêng cá nhân nào đó. Một samurai mạnh mẽ, can đảm nếu không đủ tinh thần nhân ái rất có thể sẽ trở thành những kẻ tàn bạo.

Tinh thần võ sĩ đạo - Samurai

3 – Đức tính chính trực

Chính trực chính là coi trọng lẽ phải và công lý. Có tinh thần phán đoán khách quan sự việc để giải quyết và phán quyết công bằng. Samurai đặt danh dự của mình lên trên vật chất, tự chủ bản thân để không bị cuốn vào những điều ác. Mỗi hành động của samurai thường rất quyết đoán và chính xác.

4 – Đức tính trung thành

Một người Samurai chân chính thì luôn chịu trách nhiệm cho những hành động của mình bằng cả sự chân thành. Đã là thuộc hạ phải luôn trung thành tuyệt đối với cấp trên của mình.

5 – Coi danh dự là điều quý giá

Có lẽ đối với các chiến binh Samurai thì danh dự chính là điều quý giá nhất của họ. Việc đánh mất danh dự cũng như là cái chết vì vậy, khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm vào tinh thần võ sĩ đạo họ sẽ tự sát để bảo toàn danh dự.

6 – Đức tính tôn trọng người khác

Lịch sự nhất đó chính là sự tôn trọng. Đối với chiến binh samurai họ không chứng minh sức mạnh của mình bằng sự tàn nhẫn mà thể hiện sự tôn trọng với kẻ thù. Nếu như samurai nào không có đức tính này thì không được coi là có tinh thần võ sĩ đạo.

Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản

7 – Luôn luôn trung thực

Trung thực được thể hiện ở chỗ không chỉ hứa suông mà phải thực hiện được lời hứa của mình. Phải đảm bảo được tính trung thực trong lời nói và hành động.

Với 7 nguyên tắc ở trên quả thực tinh thần võ sĩ đạo của Nhật Bản làm người ta phải khâm phục và trầm trồ khen ngợi bởi luôn hướng con người tới những điều tốt và hoàn thiện bản thân. Tới thời hiện đại ngày nay tuy Samurai đã không còn nhưng tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật vẫn luôn tồn tại. Con người Nhật Bản vẫn duy trì được lối sống đẹp, hi sinh vì người khác, tạo nên giá trị nhân văn đặc trưng chỉ có ở xứ sở hoa anh đào.

Nếu bạn đang muốn đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì trước hết hãy tìm hiểu về nền văn hóa đặc trưng của đất nước anh đào xinh đẹp này. 

Văn hóa trà đạo – tinh hoa Nhật Bản

8 điều không thể không biết khi sống tại Nhật Bản

Chú mèo thần tại Maneki Neko 

© 2019 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.