Tìm hiểu Tư cách lưu trú và Luật nhập cảnh Nhật Bản

Nắm rõ các thủ tục du học là điều không thừa nếu bạn muốn lộ trình du học Nhật Bản của bạn thuận lợi. Nhất là khi điểm đến du học của bạn lại là một quốc gia nổi tiếng về nguyên tắc, sự kỷ luật và khắt khe trong thủ tục nhập cảnh, cấp visa. Những thông tin bạn tìm hiểu, nghiên cứu càng kỹ lưỡng sẽ càng giúp bạn tránh khỏi những rắc rối hoặc vấn đề rủi ro không đáng có khi chuẩn bị hồ sơ du học Nhật Bản.

Trong bài viết này Thăng Long OSC sẽ cung cấp thông tin về tư cách lưu trú và luật nhập cảnh của Nhật Bản phục vụ quý độc giả quan tâm.

Luật nhập cảnh là gì?

Tất cả những nội dung hoạt động hoặc cách tiến hành các thủ tục dành cho người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản đều được quy định trong “Luật quản lý xuất nhập cảnh và tị nạn” (dưới đây gọi tắt là Luật nhập cảnh). Cho dù công việc học tập và sinh hoạt của bạn có diễn ra bình thường nhưng nếu như bạn vi phạm những quy tắc hay quên tiến hành các thủ tục cần thiết thì sẽ có thể không được tiếp tục học tập tại Nhật Bản nữa nên hãy thật chú ý đến vấn đề này.

Những thủ tục về lưu trú sau khi nhập cảnh được tiến hành ở cục quản lý nhập cảnh địa phương nơi người nước ngoài đăng kí. Du học sinh có thể truy cập vào trang web của cục quản lý nhập cảnh để tìm hiểu thông tin chi tiết: immi-moj.go.jp

Tư cách lưu trú (COE) là gì?

Tất cả những người nước ngoài sau khi được cho phép lưu trú tại Nhật Bản đều được cấp “tư cách lưu trú” và “thời hạn lưu trú” dựa vào mục đích lưu trú của từng người. Tuy nhiên những nội dung có thể làm ở từng “tư cách lưu trú” được quy định rất chặt chẽ. Có trường hợp nếu như làm những công việc để có thu nhập nhưng nằm ngoài phạm vi tư cách lưu trú và chưa được cho phép thì sẽ bị cưỡng ép xuất cảnh hoặc không thể xin kéo dài thời hạn lưu trú cũng như xin thay đổi tư cách lưu trú. Dưới đây công ty tư vấn du học Nhật Bản Thăng Long OSC xin giải thích về những tư cách lưu trú và những hoạt động được phép thực hiện theo quy định bởi Luật nhập cảnh. Trong trường hợp muốn tìm hiểu cụ thể hơn hãy liên lạc trực tiếp với Thăng Long OSC Trung tâm tổng hợp thông tin lưu trú của người nước ngoài.

tim-hieu-tu-cach-luu-tru-va-luat-nhap-canh-nhat-ban

Những tư cách lưu trú và những hoạt động được thực hiện

Ngoại giao (hoạt động ngoại giao)
Công vụ (các hoạt động công tác của các tổ chức quốc tế)
Giảng dạy (những hoạt động giáo dục, nghiên cứu tại các trường đại học hay trường chuyên môn)
Nghệ thuật (những hoạt động nghệ thuật nhằm tìm kiếm thu nhập)
Tôn giáo (hoạt động tôn giáo)
Truyền thông (những hoạt động truyền thông của những cơ quan truyền thông nước ngoài)
Đầu tư – kinh doanh (những hoạt động đầu tư và kinh doanh)
Pháp luật – Kế toán (những hoạt động liên quan đến pháp luật hoặc kế toán của người có tư cách theo pháp luật)
Y tế (những hoạt động y tế của người có tư cách theo pháp luật)
Nghiên cứu (những hoạt động nghiên cứu dựa vào hợp đồng với các cơ quan của Nhật Bản
Giáo dục (những hoạt động giáo dục ở những cơ quan giáo dục như các trường phổ thông, trường dạy nghề, các chủng loại trường khác tương tự)
Kĩ thuật (những hoạt động nghiệp vụ cần đến tri thức về khoa học tự nhiên cũng như kĩ thuật. )
Nghiệp vụ quốc tế (những hoạt động nghiệp vụ cần đến tri thức về khoa học nhân văn hay khoa học xã hội, kinh tế, pháp luật hay các nghiệp vụ cần đến tính cảm thụ hay tư tưởng dựa trên nền tảng văn hóa nước ngoài )
Thuyên chuyển nội bộ (hoạt động thuyên chuyển nhân viên từ chi nhánh nước ngoài về Nhật Bản làm việc)
Giải trí (những hoạt động nghệ thuật, giải trí như thể thao, hòa tấu, diễn kịch, diễn xuất)
Kĩ năng (những hoạt động nghiệp vụ yêu cầu các kĩ năng đã được rèn luyện của các ngành nghề đặc trưng)
Hoạt động văn hóa (những hoạt động tập huấn hay nghiên cứu có liên quan đến các lĩnh vực học thuật, nghệ thuật hay văn hóa, kĩ nghệ của Nhật Bản)
Tạm trú ngắn hạn (những hoạt động khi tạm trú ngắn hạn với các mục đích như liên hệ, thăm thân nhân, du lịch, nghỉ dưỡng)
Du học (những hoạt động nhận sự giáo dục từ các cơ quan giáo dục hoặc các cơ quan tương tự như là đại học, trường đại học ngắn hạn, trường dạy nghề…….)
Tu nghiệp (những hoạt động tu nghiệp về tri thức, kĩ năng, kĩ thuật tại các cơ quan hành chính của Nhật Bản
lưu trú cùng gia đình (những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của vợ chồng con cái người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật)
Hoạt động đặc định (những hoạt động được chỉ định bởi Bộ trưởng bộ tư pháp)

*Ngoài ra còn có các tư cách lưu trú khác như “vĩnh trú”, “người hôn phối của người Nhật”, “người hôn phối của người vĩnh trú”, “con cái của những người lưu vong theo hiệp ước hòa bình”, “người định cư”.

Kinh nghiệm nên biết khi làm thủ tục lưu trú:

Hãy nhờ tư vấn tại các cơ quan hữu trách hoặc văn phòng nhà trường trước khi đi làm thủ tục. Nếu tỉ lệ đi học thấp mà không có lí do chính đáng như là bị bệnh thì sẽ bị đánh giá là không tập trung học hành, và có thể sẽ không được cho phép kéo dài thời gian lưu trú cũng như thay đổi tư cách lưu trú. Cho dù có lí do nhưng nếu không chứng minh được bằng giấy tờ thì cũng có thể sẽ bị đặt vào tình huống bất lợi. Vì vậy, nếu có lo lắng về việc xin kéo dài thời gian lưu trú cũng như thay đổi tư cách lưu trú, hãy xin tư vấn trước tại các cơ quan như văn phòng nhà trường hoặc Trung tâm tổng hợp thông tin lưu trú của người nước ngoài.

Nếu bạn chưa tiến hành làm thủ tục xin kéo dài thời hạn lưu trú hay xin thay đổi tư cách lưu trú trước khi hết hạn lưu trú thì bạn sẽ bị coi là “người lưu trú bất hợp pháp”. Việc xin kéo dài thời hạn lưu trú có thể được thực hiện trước khi hết hạn lưu trú 3 tháng nên hãy nhanh chóng tiến hành thủ tục.

Sau khi hồ sơ của bạn được nhận tại Cục quản lý nhập cảnh, kết quả sẽ được thông báo đến bạn những ngày sau đó bằng bưu thiếp, nên để nhận được phép lưu trú bạn cần phải đến Cục quản lý nhập cảnh một lần nữa. Khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận, trên thẻ lưu trú của bạn sẽ được đóng dấu “đang xin cấp phép”, vì vậy bạn chỉ việc chờ liên lạc từ Cục quản lý nhập cảnh. Trong khi chờ dù thời hạn lưu trú có hết bạn cũng không bị coi là lưu trú bất hợp pháp.

Khi rời Nhật Bản mà không làm thủ tục tái nhập cảnh thì lúc quay lại Nhật bạn sẽ phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xác nhận tư cách lưu trú 1 lần nữa để được cấp visa nhập cảnh.
Tuy nhiên nếu có thẻ lưu trú thì cũng được xem là được phép tái nhập cảnh, nên nếu bạn rời khỏi Nhật trong thời gian dưới 1 năm thì khi quay lại Nhật bạn chỉ cần trình thẻ lưu trú cũng với hộ chiếu là có thể tái nhập cảnh.
Khi bạn rời khỏi Nhật Bản thời gian trên 1 năm, trước khi rời Nhật Bản bạn cần làm thủ tục xin tái nhập cảnh tại Cục quản lý nhập cảnh. Chi phí là 3.000 yên cho 1 lần xuất nhập cảnh và 6.000 yên nếu bạn xuất nhập cảnh nhiều lần. Đổi 1 yên nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Để tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng hơn, số điện thoại và e-mail của Trung tâm tổng hợp thông tin lưu trú của người nước ngoài . Mời bạn đọc liên hệ trực tiếp với Trung tâm hoặc liên lạc với Thăng Long OSC để được tư vấn.

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.