Tìm hiểu kỳ thi năng lực tiếng Nhật ( JLPT )

Đối với các bạn học sinh , sinh viên đang theo học môn ngoại ngữ này nói chung và với những bạn chuẩn bị đi du học Nhật Bản nói riêng thì kỳ thi Năng lực tiếng Nhật – JLPT cực kỳ quan trọng

I, Tổng quan về kỳ thi Năng lực tiếng Nhật

Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (日本语能力试 Nihongo Nōryoku Shiken ? ), hoặc JLPT, là một kỳ thi để đánh giá và xác nhận trình độ tiếng Nhật cho người nước ngoài, bao gồm kiến thức ngôn ngữ, khả năng đọc và khả năng nghe . Kỳ thi này được tổ chức hai lần một năm ở Nhật Bản và một số nước (vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và Tháng 12), có một số nơi chỉ tổ chức 1 lần một năm (vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 12).

Các kỳ thi JLPT đã được mở rộng đến năm cấp độ trong năm 2010 với các đặc trưng như sau:

N1: Có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng

N2: Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng ở mức độ nào đó.

N3: Có thể hiểu ở mức độ nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày

N4: Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản

N5: Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản ở mức độ nào đó

Cho đến năm 2009, kỳ thi này chỉ có bốn cấp độ, với cấp độ 3 và 4 tương đương với cấp độ N4 và N5. Trong hệ thống cấp độ mới, cấp độ N3 là cấp độ ở mức giữa cấp độ 2 và 3 của hệ thống cũ. Bài thi của cấp độ N1 đã được mở rộng để bao gồm các nội dung nâng cao hơn, nhưng các tiêu chuẩn để đạt được chứng chỉ N1 vẫn xấp xỉ như của Cấp độ 1 của hệ thống cũ.

1. Sự ra đời của JLPT và các con số liên quan

JLPT lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1984 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ Nhật Bản. Ban đầu có 7.000 người đã tham gia. Cho đến năm 2003, các JLPT là một trong những yêu cầu đối với người nước ngoài muốn học tại các trường đại học Nhật Bản. Từ năm 2003, Kỳ thi tuyển sinh đầu vào Đại học cho sinh viên quốc tế (EJU) được áp dụng bởi hầu hết các trường đại học Nhật Bản để nhằm mục đích kiểm tra trình độ tiếng Nhật của sinh viên. Không giống như JPLT (hình thức thi là trắc nghiệm), các EJU còn bao gồm các phần có yêu cầu người dự thi phải viết tiếng Nhật.

Năm 2004, JLPT đã được cung cấp tại 40 quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản. Trong số 302.198 thí sinh trong năm đó, 47% (khoảng 140.000) đã được cấp giấy chứng nhận trình độ của mình. Số người ứng cử tiếp tục tăng lên 559.056 trong năm 2008, trong khi tỷ lệ phần trăm của các ứng cử viên được cấp giấy chứng nhận đã giảm xuống dưới 36%. Trong năm 2009, khi một hệ thống sửa đổi đã được giới thiệu trong 2 kỳ thi được tổ chức ở Đông Á, tổng cộng đã có 768.114 người dự thi và năm 2010 là 610.000 người.

2. Chấp nhận ở Nhật Bản

N1 có thể được sử dụng để đáp ứng các tiêu chí khả năng tiếng Nhật theo ” Hệ thống xử lý xuất nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao” của chính phủ Nhật Bản công bố vào năm 2012. Nó cũng có thể sử dụng trong kỳ thi Năng lực tiếng Nhật thương mại hoặc có bằng đại học nước ngoài với chuyên ngành Tiếng Nhật.

N1 là một điều kiện tiên quyết cho các chuyên gia y tế nước ngoài muốn tham gia kỳ thi để được cấp phép tại Nhật Bản, và cho, những người muốn đi học điều dưỡng tại Nhật Bản.

Những người nước ngoài đã đỗ N1 hoặc N2 được miễn phần kiểm tra tiếng Nhật tương đương trung học, đó là điều kiện cần thiết để được vào một trường trung học của Nhật Bản nếu người nộp đơn đã không tốt nghiệp từ một trường trung học Nhật Bản. [13]

N1 đôi khi được chấp nhận thay cho Kỳ thi tuyển sinh Đại học ở Nhật Bản đối với sinh viên nước ngoài có nguyện vọng học tại các trường đại học Nhật Bản.

3. Cơ quan quản lý

Kỳ thi này được quản lý  trong nước bởi tổ chức Dịch Vụ & Trao Đổi Giáo Dục Nhật Bản và ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản bởi Quỹ Nhật Bản.

4. Sửa đổi

Các cấp độ của kỳ thi  đã được sửa đổi trong năm 2010 (ban đầu được dự kiến thực hiện từ tháng 12 năm 2009), bao gồm 5 cấp độ: N1, N2, N3, N4, N5, với N1 là mức cao nhất và N5 là thấp nhất.

5. Sự thay đổi của thang cấp độ

Có hai thay đổi trong mức độ kiểm tra: thứ nhất, một cấp độ mới được chèn vào giữa mức 3 và mức 2 của hệ thống cũ, và thứ hai, nội dung của kỳ thi cấp cao nhất (mức cũ 1) đã được thay đổi để kiểm tra kỹ năng nâng cao hơn một chút, mặc dù tiêu chuẩn để đạt được chứng chỉ vẫn không thay đổi.

Việc bổ sung cấp N3 mới đã được thực hiện để giải quyết các vấn đề của khoảng cách khó khăn giữa cấp 3 và 2: trong quá khứ đã có yêu cầu sửa đổi để giải quyết thực tế là những thí sinh đã vượt qua các bài thi cấp độ 3 thường gặp khó khăn trong việc đạt chứng chỉ cấp độ 2 do chênh lệch lớn trong mức độ kỹ năng cần thiết giữa 2 cấp độ này. Cũng có ý kiến yêu cầu đánh giá sự tiến bộ hơn của thí sinh so với Cấp độ 1 cũ , do đó các bài thi ở cấp độ cao nhất đã được sửa đổi.

Sự tương ứng như sau:

N1: nâng cao hơn một chút so với mức 1 ban đầu

N2: tương tự như mức 2 ban đầu

N3: ở giữa mức 2 ban đầu và cấp 3

N4: tương tự như mức 3 ban đầu

N5: tương tự như mức 4 ban đầu

Hệ thống sửa đổi tiếp tục kiểm tra các loại nội dung giống như hệ thống gốc, nhưng các phần đầu tiên và thứ ba của bài kiểm tra đã được kết hợp thành một phần duy nhất. Phần kỹ năng nói và viết không được giới thiệu. Hơn nữa, tiêu chuẩn để vượt qua các phần riêng lẻ đã được thêm vào, chứ không phải chỉ đạt được một điểm số tổng thể.

Tham khảo chương trình du học tại đây:  https://namchauims.com/du-hoc/du-hoc-nhat-ban/

Cấp độ
Nội dung
CEFR
 
 
N1
Có thể hiểu tiêng Nhật trong các tình huống đa dạng
C1~C2
ĐỌC
*Có thể đọc các bài xã luận trên báo chí về các chủ đề đa dạng, đọc các bài văn phức tạp, mang tính lý luận, các bài viết có tính trừu tượng cao, hàm ý sâu sắc và năm được cấu trúc cũng như văn phong của tác giả.
*Có thể đọc hiểu được các bài viết có nội dung về nhiều chủ đề, nắm được diễn biến câu chuyện, và hàm ý diễn đạt.
 
NGHE
*Có thể hiểu chi tiết diễn biến câu chuyện, nội dung câu chuyện và mối quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.
 
 
 
 
N2
Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng.
B2~C1
ĐỌC
*Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung các bài báo, tạp chí, bài viết giải nghĩa các khái niệm, bình luận đơn giản…về các chủ đề đa dạng.
*Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu được diễn biến câu chuyện và hàm ý diễn đạt.
 
NGHE
*Có thể nghe hiểu các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, diễn biến câu chuyện, nội dung và quan hệ giữa các nhân vật, nắm được các ý chính.
 
 
 
 
N3
Có thể hiểu ở mức độ nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày
B1~B2
ĐỌC
*Có thể đọc văn chương với nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.
*Có thể nắm bắt một cách khái quảt các thông tin từ tiêu đề báo chí
*Có thể hiểu được các bài văn chương hơi khó trong các tình huống hàng ngày nhưng được diễn đạt theo cách dễ hiểu hơn, nắm được ý chính của bài viết.
 
NGHE
*Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật trong hội thoại về các chủ đề hàng ngày.
 
 
 
 
N4
Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản
  A2~B1
ĐỌC
*Có thể hiểu các đoạn văn thường dùng trong cuộc sống hàng ngày với vốn từ vựng và kanji cơ bản.
 
NGHE
*Có thể hiểu nội dung trong hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu được nghe chậm.
 
 
 
 
N5
Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản ở mức độ nào đó
A1~A2
ĐỌC
*Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn viết bằng chữ hiragana, katakana, hán tự cơ bản thường dùng trong cuộc sống hàng ngày
 
NGHE
*Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.

 

Chúc các bạn may mắn!

( nguồn: akira )

© 2014 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.