Hãy gửi con đến đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước văn minh, hiện đại, trật tự, nghiêm túc, phong cách làm việc khẩn trương, nhiệt tình, lịch sự. Quá tuyệt với nếu bạn được đi du học ở Nhật Bản

Câu nói này đúng một cách tuyệt đối.

Ngày tôi đến với nước Nhật. Thứ đầu tiên phải kể đến thì tất nhiên sẽ là rào cản ngôn ngữ, là áp lực công việc, học hành và tiền bạc. Là một bối cảnh đầy rẫy những người Việt Nam thất bại, mỏi mệt và buông xuôi. Dính vào vòng luẩn quẩn và bế tắc. Là một nơi rất tệ để sống.

Tôi đã rơi vào trạng thái mất phương hướng và rõ ràng nó quá tệ cho một học sinh đầy ước mơ và tham vọng như tôi. Mọi thứ đến. Giống như nó phải như thế. Thử thách và khó khăn không chỉ đến một lần mà nó thường trực để nuốt chửng tôi mỗi ngày. Nhưng rồi cuối cùng thì tôi cũng quen dần với nó và nhận ra bản thân mạnh mẽ và thay đổi đến nhường nào. Tôi cảm ơn. Và cảm thấy yêu nước Nhật.

Có lẽ thời điểm mà mọi thứ trong tôi thay đổi là thời khắc mà một ngày. Bạn bước ra đường. Sau một mùa đông dai dẳng và đầy tuyết. Một khoảng thời gian cô độc và lạnh lẽo thì. Sakura bừng nở khắp mọi nơi. Một màu mới bao phủ lên toàn cõi Nhật Bản. Là khoảnh khắc tôi thấy nước Nhật đẹp hơn bao giờ hết. Văn hóa Nhật Bản cũng rất độc và lạ

Là thời khắc mà tôi đã trải qua trọn vẹn bốn mùa trong năm của nước Nhật. Nghỉ đủ những ngày Quốc Lễ trong lịch. Ăn đủ hoa quả của bốn mùa. Và quan trọng hơn. Tôi đã có những người bạn mới. Những người thân mới. Một gia đình mới. Một quê hương mới. Và một con người mới. Tôi sẽ không và chẳng bao giờ có thể đứng suốt 7 giờ đồng hồ nếu như tôi không đến nước Nhật. Tôi sẽ không và chẳng bao giờ phân loại rác nếu như tôi không đến nước Nhật. Và tôi sẽ không và có thể là mãi mãi không được gặp và được yêu nhiều như thế nếu như tôi không đến nước Nhật…

Không biết hành trình của tôi và nước Nhật có đi được đến đích hay không. Sẽ phải dừng lại vào khi nào. Và những gì sẽ đến. Nhưng bởi vì đó là hành trình. Không phải đích đến. Nên tôi bằng lòng đón nhận và cảm ơn nước Nhật vì tất cả.

Có 1 câu trích dẫn bằng Tiếng Anh rất dài. Nhưng tóm tắt lại thì nó có nghĩa là “tính cách định số phận”. Nên đừng đắn đo và áp lực quá nhiều. Nước Nhật là một nơi tuyệt đối tốt để thay đổi và tu dưỡng tính cách. Hay nói một cách khác thì đây là một nơi lý tưởng để thay đổi số phận.

Trước hết, hãy sống như một người tử tế.

hay-gui-con-den-dat-nuoc-nhat-ban

Vốn là nhà giáo nên đến đâu tôi cũng quan tâm tìm hiểu về giáo dục, quan sát thế hệ trẻ. Đến Tokyo – Nagoya – Kobe – Osaka, tôi thật sự ngạc nhiên khi đến mỗi di tích văn hóa lịch sử đều bắt gặp từ 3 – 4 đoàn học sinh từ 10 – 17 tuổi tham quan, đứng lắng nghe giáo viên giảng giải, chỉ dẫn. Các em lớn mặc đồng phục rất nghiêm túc, còn học sinh tiểu học thì đội những chiếc mũ vàng. Các em đeo những chiếc balô nhỏ nhẹ nhàng ở phía sau lưng. Tôi tìm hiểu, được biết mỗi tháng các em đi dã ngoại một lần. Tất cả học sinh phải tìm hiểu, tham quan hết những di tích văn hóa lịch sử nơi mình ở.

Về mức độ lễ phép, tôi đi cũng khá nhiều nước nhưng chưa nước nào thấy học sinh lễ phép và lịch sự như ở Nhật. Nếu bạn đưa máy lên quay phim hay chụp ảnh mà gặp một nhóm học sinh đi phía trước thì lập tức nhóm ấy cúi hẳn người xuống để bạn khỏi bị vướng cho đến khi bạn chụp xong các em mới đứng dậy đi tiếp. Khi chúng tôi đi du thuyền trên hồ Ashi cũng vậy. Thuyền rất sang trọng, mang kiểu dáng thời trung cổ, du khách và học sinh rất đông. Bạn muốn chụp ảnh hay quay cảnh ven hồ mà bị học sinh đứng chắn phía trước, các em sẽ cúi rạp xuống để các bạn không bị vướng, miệng nở nụ cười rất thân thiện.

Không chỉ được dạy lễ phép, ngay từ nhỏ các em đã được dạy về tinh thần tự lập. Cha mẹ không đưa con đến trường. Tuần đầu tiên bước vào lớp 1, những người già trong khu phố sẽ đảm nhiệm việc đưa các em đến trường, chỉ dẫn cho các em, sau đó các em sẽ tự đi. Ba tuổi thì được cha mẹ đưa đến trường nhưng các em phải tự xách túi, nếu thấy cha mẹ xách hộ thì cô giáo sẽ nhắc rất tế nhị: Khi ở trường bé có thể tự làm được mọi thứ. Chỉ cần nói thế là người mẹ phải hiểu ý. Những túi mà các em đeo là những túi vải rất nhẹ nhàng đựng đồ ăn, áo quần sạch, áo quần bẩn.

 Phải chăng vì thế ta thấy người Nhật rất bản lĩnh, cứng cỏi khi đối mặt với những thảm họa. Một đất nước mỗi năm có đến 1.500 trận động đất, sóng thần, đôi khi tàn phá cả một thành phố, một đất nước chỉ có 15% diện tích đất trồng trọt, còn lại là núi rừng hiểm trở, một đất nước rất ít tài nguyên, khoáng sản. Có lẽ dạy cho học sinh ngay từ nhỏ như vậy là rất đúng đắn. Lúc trở về , tôi đã bay từ Kansai, một sân bay được xây trên hòn đảo nhân tạo mà nghe nói người Nhật đã đổ đất trong 20 năm. Hòn đảo với nhà cửa, phố phường sầm uất, sân bay rất hiện đại. Tôi thực sự cảm phục họ.

nguồn: Akira

 

© 2015 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.