Điều thú vị trong phong tục đón Tết cổ truyền ở Hàn Quốc

Tùy theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc sắc riêng trong văn hoá Tết, song nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ – một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông mà Hàn Quốc không phải là ngoại lệ. Những ngày này khi không khí Tết đang rộn ràng gõ cửa, du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc đừng bỏ lỡ dịp đại lễ long trọng này để tìm hiểu, khám phá những đặc trưng trong văn hóa Hàn Quốc , lối sống và phong tục của người dân xứ củ sâm.

Tết âm lịch ở Hàn Quốc (Seol hay Seollal) là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian trên khắp đất nước. Từ thời Tam Quốc (trước công nguyên), những người nông dân đã có thói quen dùng một loại lịch dựa trên vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một tháng có 29 hay 30 ngày và có 12 tháng trong một năm. Tuy nhiên cộng lại thì có 354 ngày trong một năm so với 365 ngày theo dương lịch. Để bù lại sự chênh lệch 11 ngày này, cứ 33 tháng lại có một tháng nhuận 30 ngày. Vì nó là sự lặp lại của tháng trước, tháng nhuận được coi là sự may mắn, không có những ngày “xui.”

Lễ cưới và các lễ quan trọng khác thường được chọn vào thời gian này. Mặc dù dương lịch của phương Tây đã được chính thức dùng từ thế kỷ 19 nhưng đa số người Hàn ngày nay vẫn tính những ngày quan trọng của họ bằng âm lịch và họ vui đón Tết âm lịch long trọng hơn nhiều so với Tết dương lịch vì đó mới thực sự là Tết cổ truyền của dân tộc Hàn.

Những ngày giáp Tết, các gia đình Hàn Quốc đều tập trung dọn dẹp nhà cửa. Trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì người dân cho rằng tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Tất cả các thành viên trong gia đình đều thức trong đêm Giao thừa vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Tết cổ truyền là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự hoà thuận, yêu thương. Nhiều người Hàn mở đầu năm mới theo nghi thức nho giáo có tên gọi Charye. Cả đại gia đình khoác lên mình trang phục Hanbok mới sặc sỡ (seolbim) và tụ tập ở nhà người trưởng nam, đồng thời chuẩn bị sẵn một chiếc bàn thấp, trên đó đặt tờ sớ và nhiều món ăn theo nghi lễ. Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ cúng bốn đời ông bà tổ tiên.

Sau khi thụ lộc và ăn cỗ, thế hệ trẻ sẽ cúi người thực hiện nghi lễ sebae đồng thời tặng quà năm mới để thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi. Những người lớn sẽ đáp lại bằng những lời răn dạy (deokdam), lời chúc năm mới thịnh vượng, như ý hoặc tiền mừng tuổi (sebaetdon) cho trẻ nhỏ. Sau đó, cả gia đình sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân. Họ thường đến những nơi đã được xây dựng từ các triều đại cũ theo triết lý “thiên địa nhân hoà đồng” của đạo Lão. Tết Nguyên Đán còn là dịp để trẻ em được thỏa sức tham gia vào các trò chơi truyền thống tổ chức ở các nơi công cộng như các trò chơi như kéo co, thả diều, bập bênh neoltwiggi, ném tên tuho, đá cầu jegichagi…

dieu-thu-vi-trong-phong-tuc-don-tet-co-truyen-o-han-quoc

Nói về văn hóa Tết Nguyên Đán Hàn Quốc không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong mối quan hệ chặt chẽ với các nghi thức thờ cúng Thần, Phật và tổ tiên. Đồ ăn để cúng Thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết.

Vào đêm giao thừa, người Hàn phải hoàn tất các đồ ăn đã chế biến để đem đặt lên bàn thờ, có khi tới hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế từ bò hay gà). Ngoài ra là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.

Thực đơn cho ngày Tết, nhất là trong ngày mùng Một phổ biến thường là món ttok-kuc (có nghĩa là “ăn” một năm khác). Các món ăn khác cũng hay dùng trong dịp Tết là bánh bao, bánh pindaettok (bánh tráng kếp đậu xanh) và sujonggwa (chè quế) hay shikhye, một loại rượu nấu bằng gạo.

Tuy nhiên, có một món không thể thiếu đối với các gia đình Hàn Quốc không chỉ dịp Tết mà cả quanh năm, đó là món cay kim chi. Vào ngày Tết luôn có món gakkimchi, nghĩa là kim chi làm với lá cải xanh trộn với vừng trắng. Một món truyền thống cũng không thể thiếu vắng là chigae, được chế từ các loại thịt hoặc cá thu nấu mềm, người lớn tuổi rất thích; món thịt viên bulgogi, giới trẻ rất thích ăn cùng với nưóc chấm pa-jun chua ngọt. Ngoài ra còn có một món đặc biệt là bibim, tức cháo gạo nếp nấu với thịt bò và rau đậu.

Bên cạnh tính đa dạng ngày càng tăng của nhiều loại đồ uống hiện đại từ phương Tây du nhập vào như các loại rượu, bia, nước ngọt, càphê… ngày nay cũng như nhiều nước Á Đông khác, uống trà theo kiểu Hàn Quốc vẫn là thói quen văn hoá ẩm thực của người Hàn.

Một vài loại trà ngon có hương vị đặc biệt mà người Hàn hay dùng vào dịp Tết là trà camip ướp lá trái cây hồng, rất thơm; trà saenggang ướp gừng; trà kyepicha ướp quế; trà insam trộn với sâm, rất quý; đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.

Để có cơ hội đặt chân lên xứ sở kim chi vô cùng xinh đẹp, gặp gỡ các ngôi sao nổi tiếng hay khám phá văn hóa truyền thống đầy bản sắc, thưởng thức cái Tết cổ truyền cùng người dân Hàn Quốc , hãy liên hệ với chúng tôi. Thăng Long OSC sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ đặt chân lên vùng đất này

Hiện Thăng Long OSC đang tổ chức tuyển sinh du học Hàn Quốc tự túc với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

 

 

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.