Cẩm nang du học Nhật Bản: Làm thế nào để định cư tại Nhật?

Nhiều người đi du học Nhật Bản với mục đích chính là để học và kiếm tiền, nhưng quả thực không ít trong số đó đến Nhật với tất cả tình yêu dành cho văn hóa, đất nước, con người vừa xinh đẹp vừa thân thiện này. Họ đến Nhật với mong muốn được trải nghiệm một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng bậc nhất thế giới, để tìm hiểu về phong tục, tập quán, nét độc đáo, đặc sắc của văn hóa Nhật Bản,  để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn từ đất nước văn minh phát triển và cả cho mình cơ hội được định cư lâu dài tại quốc gia được mệnh danh là “đáng sống nhất” trên thế giới này. Nhưng làm thế nào để du học sinh có thể định cư tại Nhật? Hãy cùng ThangLong OSC tìm câu trả lời trong bài viết này!

Du học sinh muốn định cư tại Nhật Bản cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Định cư nói đến vấn đề sẽ sinh sống dài lâu tại đâu đó, vì vậy với mỗi quốc gia đặc biệt là những nước phát triển việc xét cho người nước ngoài định cư tại đất nước mình phải được xem xét hồ sơ xin visa rất kỹ lưỡng. Không thể phủ nhận Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong nhiều năm trở lại đây và luôn thu hút được du học sinh cũng như lao động Việt đến học tập, làm vệc tại Nhật. Tuy nhiên dù chính sách giáo dục và môi trường ở Nhật rất hấp dẫn nhưng thủ tục để định cư dài hạn hay còn gọi là vĩnh trú tại Nhật thì khá là phức tạp, khó khăn. Khó nhưng không phải không thể, nhất là khi bạn đến Nhật theo hình thức du học bạn hoàn toàn có thể định cư tại Nhật khi làm hồ sơ xin visa vĩnh trú lâu dài.

Thông thường có 2 cách để bạn sống lâu dài tại Nhật, một là xin vĩnh trú hoặc bạn có thể nhập Quốc tịch. Cả 2 tư cách này hầu như không khác nhau mấy về quyền lợi như vay ngân hàng để mua nhà, thành lập công ty, làm người bảo lãnh … Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là vĩnh trú vẫn là người nước ngoài, còn nhập Quốc tịch rồi thì bạn sẽ là công dân Nhật, mang hộ chiếu Nhật, đổi sang tên Nhật (phải bỏ quốc tịch Việt Nam vì Nhật chỉ cho phép mang 1 Quốc tịch).

du-hoc-nhat-ban-lam-the-nao-de-dinh-cu-tai-nhat

Để có thể định cư lâu dài tại Nhật, du học sinh cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có điều kiện về hành vi tốt, không vi phạm pháp luật, không gây rắc rối, tổn hại nào khi sống tại Nhật.
  • Sống liên tục tại Nhật trên 10 năm, trong đó trên 5 năm sống với tư cách visa lao động (人文知識・国際業務 (Specialist in Humanities/International Services), 技術 (Engineer).
  • Visa hiện tại phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép (Ví dụ nếu là Engineer thì visa này phải có giá trị là 3 năm). Nghĩa là phải đi làm tại Nhật, gia hạn visa đúng thời hạn.
  • Đặc biệt, trong quá trình du học Nhật Bản, nếu kết hôn với người Nhật thì hoàn toàn có thể định cư vĩnh viễn, xin visa vĩnh trú khi đã sống trên 3 năm kể từ ngày kết hôn. Hoặc nếu là con đẻ hoặc con nuôi của người Nhật thì chỉ cần sinh sống trên 1 năm ở Nhật. Trường hợp này rất dễ dàng bởi thường khi du học Nhật Bản, các bạn du học sinh ở trọ theo hình thức Homestay vì thế mà có rất nhiều gia đình Nhật neo người muốn nhận con nuôi nếu bạn ngoan ngoãn và chân thành. Khả năng định cư tại Nhật cũng dễ hơn rất nhiều.

Điểm khác nhau giữa xin visa vĩnh trú và nhập Quốc tịch Nhật Bản

Hồ sơ xin visa vĩnh trú bạn có thể nộp tại Cục quản lý nhập cảnh. Khi nộp hồ sơ cần có người bảo lãnh và phải nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.Thực tế giấy tờ xin vĩnh trú đơn giản hơn chỉ cần Giấy chứng minh thu nhập, đóng thuế của 3 năm…đơn giản hơn giấy tờ xin nhập quốc tịch rất nhiều.

Khi nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch bạn cần đến Bộ Tư pháp. Tuy không cần người bảo lãnh nhưng giấy tờ lại cần nhiều. Ví dụ như bản sao Giấy khai sinh của mình, của anh chị em, giấy kết hôn của bố mẹ. Giấy kê khai thu chi của 1 tháng, vẽ bản đồ khu vực sinh sống, viết lý lịch từ lúc sinh ra cho tới hiện tại học ở đâu, làm gì, địa chỉ thế nào…, kê khai tên thành viên gia đình sống ở Việt Nam và Nhật (nếu có), giấy lý do xin nhập Quốc tịch trong đó có phần xin đổi tên thành tên Nhật.

Về thời gian chờ kết quả: Với hồ sơ xin vĩnh trú, từ sau khi nộp đơn bạn sẽ phải chờ 6-8 tháng đến 1 năm. Bình thường thì khoảng 6-8 tháng. Có trường hợp đặc biệt thì 3-4 tháng nhưng rất hiếm.Với trường hợp xin nhập Quốc tịch, sau khi nộp đơn tới lúc có kết quả chính thức là mất khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi, có người mất 2 năm.

Thông thường, khi nộp đơn được 1-2 tháng thì phía cơ quan thẩm quyền của Nhật sẽ gọi bạn tới phỏng vấn. Để phía Nhật đồng ý cho bạn nhập Quốc tích thì mất khoảng 8 đến 10 tháng nữa, trong trường hợp đối với vợ/ chồng người Nhật có thể nhanh chóng hơn một chút.

Sau khi phía Nhật đồng ý cho bạn nhập Quốc tịch, thì bạn phải tới ĐSQ hay TLSQ Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Thời gian chờ phía Việt Nam ký cho thôi Quốc tịch cũng mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm, có người 1 năm rưỡi. Nếu nhận đc quyết định cho thôi Quốc tịch bạn cần đến Ủy ban quận, huyện,.. nơi bạn sinh sống để đưa Chứng nhận nhập tịch và trả lại Thẻ ngoại kiều/ Thẻ cư trú cho Cục XNC đồng thời làm thủ tục đổi tên tài khoản ngân hàng hay các thủ tục cần thiết khác.

Lệ phí: Nếu có kết quả bạn xin được Vĩnh trú thì phải nộp 8000 yên còn ko được thì ko phải nộp. Xin nhập Quốc tịch bạn không mất đồng nào, tuy nhiên khâu thôi quốc tịch tại Việt Nam thì bạn sẽ phải mất một khoản.

Tư cách lưu trú của 2 hình thức này cũng có ít điểm khác nhau. Với visa vĩnh trú người nước ngoài định cư ở Nhật không bị giới hạn việc làm tuy nhiên cần gia hạn Thẻ lưu trú 7 năm 1 lần tại Cục QLNQ. Trong trường hợp nếu rời nước Nhật quá 1 năm sẽ bị mất quyền vĩnh trú.

Khi bạn xin được nhập quốc tịch bạn sẽ là người Nhật, mang hộ chiếu Nhật, có hộ khẩu tại Nhật.
Dù có phạm pháp cũng không bị trục xuất khỏi nước Nhật.

Trên đây là cẩm nang cần thiết cho du học sinh có dự định định cư lâu dài tại Nhật. Mọi thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản tự túc chi phí siêu tiết kiệm và ưu đãi lên tới 30 triệu đồng tại ThangLong OSC vui lòng xem tại link hoặc gọi đến hotline 0466866770 để được tư vấn tận tâm.

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.