“Bật mí” những kinh nghiệm khi đi khám chữa bệnh tại Nhật

Du học Nhật Bản dù theo diện học bổng hay hệ tự túc đều là đến một quốc gia xa lạ, tập tiếp xúc thích nghi với nền văn hóa Nhật Bản nhiều mới mẻ hẳn sẽ gây nhiều bỡ ngỡ, bối rối cho tất thảy các bạn trong giai đoạn đầu sinh sống, học tập tại xứ Phù Tang. Tích lũy kinh nghiệm du học là điều không hề thừa trước khi lên đường sang Nhật. Đặc biệt, kỹ năng ứng phó với bệnh tật là một vấn đề hầu hết mọi người đều cần phải biết khi tự thân vận động tại nơi đất khách quê người. Những kinh nghiệm khám, chữa bệnh tại Nhật dành cho du học sinh dưới đây được Thăng Long OSC tổng hợp, hi vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn. Chúc cho lộ trình Nhật Bản của mỗi du học sinh tương lai được thuận lợi, hanh thông!

bat-mi-nhung-kinh-nghiem-khi-di-kham-chua-benh-tai-nhat

Nên chọn bệnh viện hay phòng khám?
Ở Nhật Bản có 2 hình thức cơ sở y tế chính là bệnh viện và phòng khám. Bệnh viện thường sẽ có quy mô lớn hơn, có nhiều chuyên khoa hơn, cơ sở vật chất máy móc thiết bị phong phú, hiện đại hơn, đồng thời thuốc cũng được bán trực tiếp cho bệnh nhân điều trị tại viện. Hình thức thứ 2 là phòng khám. Ưu điểm của phòng khám là có nhiều và tiện đi lại hơn khi hầu như ở mỗi khu dân cư đều có một vài phòng khám. Đặc biệt, làm thủ tục ở phòng khám luôn nhanh gọn và dễ dàng  hơn rất nhiều, điều này vô cùng tiện lợi cho các bạn cần theo dõi các loại bệnh phải tái khám thường xuyên.

Tùy vào loại bệnh và tình trạng bệnh tật cũng như địa điểm sinh sống mà bạn có thể chọn đi bệnh viện hay phòng khám. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ các phòng y tế nơi bạn làm việc hoặc học tập. (Các phòng y tế như thế này thường chỉ khám qua được cho bạn, cung cấp các loại thuốc cảm sốt và đưa ra tư vấn để chọn phòng khám bệnh viện)
Chọn phòng khám khi nào? Nếu bệnh của bạn ở mức nhẹ, bệnh đơn giản (ốm, sốt, dị ứng, chữa răng, khám mắt,…), bệnh cần tái khám thường xuyên, hãy chọn đến phòng khám bởi tính tiện lợi rất đặc thù của nó.Thông thường, những bệnh nhẹ như vậy thì bạn nên chọn phòng khám trước, theo quy trình bác sĩ tại phòng khám sẽ tư vấn bạn nên đi bệnh viện khi cần trị liệu phức tạp hơn.
Bạn nhất thiết phải chọn bệnh viện nếu gặp các trường hợp cấp cứu hay phẫu thuật (gãy chân tay, mổ ruột thừa,…) hoặc các trường hợp bệnh tật phức tạp, cần thời gian điều trị lâu dài.
Chất lượng y tế của Nhật Bản thuộc nhóm dẫn đầu thế giới, việc đào tạo bác sĩ ở Nhật cũng khá khắt khe nên bạn có thể yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh ở hầu hết các cơ sở y tế của Nhật. Nếu bạn thành thạo tiếng Nhật thì việc tìm kiếm phòng khám bệnh viện khá đơn giản vì bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các bệnh viện, phòng khám xung quanh nhà. Học tiếng Nhật tốt sẽ phát huy hiệu quả trong cả trường hợp rất cần thiết này nữa, đúng không các bạn?

Cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh và chữa bệnh?
Có một vài thói quen cần thiết khi đi khám chữa bệnh tại Nhật bạn nên lưu lại vào sổ tay và ghi nhớ.

  • Đầu tiên, hãy lưu lại số điện thoại cấp cứu 119.
  • Bạn nên hẹn trước ngày giờ khám. Nếu không hẹn trước mà đi trực tiếp đến phòng khám thường phải chờ một vài tiếng đồng hồ, khi đến phòng khám bạn phải rút vé chờ và chờ tại phòng khám. (các phòng khám thường có truyện tranh và báo cho những người ngồi chờ).
  • Giấy tờ cần mang theo: về cơ bản thì chỉ cần bảo hiểm y tế. Nhưng vẫn nên mang theo một số giấy tờ xác minh nhân thân phòng khi cần thiết. Không nên quên bảo hiểm y tế vì chi phí khám bệnh sẽ rất cao nếu bạn quên bảo hiểm. Ngoài ra bảo hiểm y tế cũng giúp giảm giá khi mua thuốc tại nhà thuốc.
  • Chuẩn bị một số từ vựng tiếng Nhật về bệnh tật để tiện việc trao đổi với bác sĩ.
  • Chuẩn bị tiền mặt. Tiền khám chữa sẽ tùy theo bệnh nhưng bạn nên mang hơn 1 man để đề phòng.
  • Nên có bạn bè hoặc người thân đi cùng trong trường hợp bệnh nặng.

Ghi nhớ sau khi khám bệnh
Khám bệnh xong, bạn nên lưu lại đơn thuốc để tiện cho việc theo dõi bệnh tật và dùng cho việc tái khám hoặc khám tại chỗ khác. Điều này rất quan trọng bởi sau khi khỏi bệnh rồi, bạn vẫn nên kiểm tra một lần nữa để đảm bảo chắc chắn điều đó. Bạn có thể liên lạc thêm với tòa thị chính hoặc cơ sở y tế trong trường học, cơ quan để nhận thêm hỗ trợ về tiền bạc. (có trường hợp được hỗ trợ đến hơn 90% chi phí).

Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ trên đây sẽ giúp các du học sinh tương lai ứng biến tốt hơn cho cuộc sống sau này tại Nhật Bản. Thông tin về chương trình tuyển sinh du học Nhật Bản tự túc kỳ tháng 10/2016 xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Thăng Long OSC để nhận được những ưu đãi hấp dẫn và tư vấn tận tâm.
 

 

© 2016 NAMCHAUIMS. Thiết kế Website bởi THANGLONG OSC.